MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Credit Suisse: Quá lớn để bị bắt?

31-05-2014 - 10:25 AM | Tài chính quốc tế

Lời buộc tội đi kèm với khoản tiền phạt khổng lồ: 2,8 tỷ USD – cao hơn nhiều lần so với số tiền 780 triệu USD mà ngân hàng UBS (cũng của Thụy Sĩ) phải trả khi phạm tội tương tự.

Kể từ khi hãng kế toán khổng lồ Arthur Andersen sụp đổ sau khi bị tố cáo vi phạm pháp luật năm 2002, nhiều người cho rằng sẽ không có công ty tài chính nào có thể sống sót nếu bị buộc tội. Các giấy phép hoạt động tài chính được cấp phụ thuộc vào việc cơ quan quản lý đồng ý rằng công ty đó phù hợp với nhiệm vụ, trong khi khách hàng cũng đưa ra những đánh giá tương tự. 

Ngày 19/5 vừa qua, Credit Suisse – ngân hàng đa quốc gia có trụ sở tại Thụy Sĩ – trở thành tội phạm đã giúp các khách hàng Mỹ trốn thuế.

Lời buộc tội đi kèm với khoản tiền phạt khổng lồ: 2,8 tỷ USD – cao hơn nhiều lần so với số tiền 780 triệu USD mà ngân hàng UBS (cũng của Thụy Sĩ) phải trả khi phạm tội tương tự. Tuy nhiên, mặc dù có vẻ như Credit Suisse “dày mặt” hơn khi đánh lừa Sở thuế vụ Hoa Kỳ (ví dụ như gửi nhân viên ngân hàng đến các khách hàng Mỹ thông qua thị thực du lịch), ngân hàng này vẫn là nơi ẩn náu của ít khách hàng hơn so với UBS. 

Không có công thức chung cho số tiền mà các ngân hàng phải nộp. 

Nhìn vào tấm gương của Credit Suisse, nhiều ngân hàng đã tự động khai nhận với cơ quan quản lý Mỹ về những sai trái của mình.

Lo lắng về những hệ lụy không lường trước được, các nhà hành pháp cũng nhẹ tay hơn. Ví dụ, UBS đã không thừa nhận mình phạm tội. Thay vào đó, UBS đạt được thỏa thuận mà theo đó Bộ Tư pháp Mỹ sẽ ngừng tất cả các cuộc điều tra nếu như ngân hàng này thực hiện một loạt cải cách và chịu một khoản tiền phạt. 

Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây, Eric Holder – tổng chưởng lý Hoa Kỳ - đã phải đối mặt với nhiều chỉ trích gay gắt vì đã để cho các định chế tài chính trở thành “quá lớn để bị giam giữ. 
Trong buổi thông báo hình phạt với Credit Suisse, ông Holder nói rằng vụ việc này là ví dụ cho thấy không có định chế tài chính nào – cho dù lớn đến đâu và hoạt động rộng đến đâu – nằm ngoài luật lệ. Tuy nhiên, không hẳn là như vậy. Theo quy tắc, ngân hàng sẽ mất hết giấy phép hoạt động quan trọng để có thể hoạt động ở New York và trên toàn nước Mỹ. Thay vào đó, các nhà quản lý nhất trí không làm như vậy.

Hơn nữa, Credit Suisse nói rằng không có khách hàng riêng lẻ nào tuyên bố Credit Suisse phải bị trừng phạt hơn nữa. CEO Brady Dougan nói rằng sau khi những vấn đề luật pháp đã được giải quyết, ngân hàng này không còn vướng mắc điều gì có thể ngăn cản khách hàng và đối tác tiếp tục kinh doanh với Credit Suisse. Các nhà đầu tư có vẻ tin vào điều này: cổ phiếu của Credit Suisse thậm chí tăng giá trong ngày thông báo phạt được đưa ra.

Sự kiên cường của Credit Suisse cho đến nay vẫn là điều chưa giải thích được. Một lời giải thích được đưa ra là các nhà kiểm toán - như Andersen - từ xưa đến nay vẫn phải giữ gìn danh tiếng, đặc biệt là khi kiểm tra một báo cáo tài chính. Tuy nhiên, thành công của các ngân hàng đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo lãnh, cũng khiến danh tiếng trở nên quan trọng đối với họ.  

Một lời giải thích khác là trong vụ Credit Suisse, các nhà quản lý đã khuyến khích các định chế tài chính cải cách và điều chỉnh hoạt động để không phải nhận tội. Điều này sẽ được kiểm chứng trong vài tháng tới, khi số định chế tài chính thông qua thỏa thuận với Bộ Tư pháp Mỹ tăng lên. 

Thỏa thuận giữa Credit Suisse và Phòng dịch vụ tài chính New York (DFS) khiến 3 nhân viên bị sa thải. Các lãnh đạo cấp cao của ngân hàng này vẫn tiếp tục làm việc, mặc dù nhiều chính trị gia Thụy Sĩ kêu gọi họ hãy từ chức. Báo chí đưa tin Hội đồng quản trị của Credit Suisse cũng tự xem xét hình thức kỷ luật, nhưng kết luận cuối cùng được đưa ra là trách nhiệm thuộc về nơi nào đó.

Một nhóm khác cũng đã “trốn” được điều tồi tệ nhất của cuộc điều tra là những khách hàng đã trốn thuế: Credit Suisse không giao nộp tên của họ. Trên lý thuyết, đó là điều nằm trong luật bảo mật của các ngân hàng Thụy Sĩ. Tuy nhiên, UBS đã tiết lộ chủ của 4.700 tài khoản. 

Thu Hương

huongnt

Economist

Trở lên trên