Cuộc chiến kim tiền Nhật - Trung
AIIB cân nhắc trao cho các lãnh đạo cấp cao thêm nhiều quyền lực trong việc phê chuẩn những khoản vay nhằm đẩy nhanh tiến trình ra quyết định
- 15-05-2015Trung Quốc đổ 50 tỉ USD vào “sân sau của Mỹ”
- 04-05-2015[Infographic] So sánh thế “tam trụ” ngân hàng: World Bank - AIIB - ADB
- 26-10-2013Đông Nam Á: 'Chiến trường' mới của Nhật Bản và Trung Quốc
Hãng tin Jiji Press của Nhật Bản hôm 19-5 đưa tin nước này chuẩn bị công bố kế hoạch trị giá 100 tỉ USD nhằm hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng tại các quốc gia châu Á trong 5 năm tới.
Tranh nhau ảnh hưởng
Thông tin nêu trên được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Trung Quốc tích cực hậu thuẫn thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) với số vốn dự kiến cũng ở mức 100 tỉ USD. Tokyo, cùng với đồng minh Washington, nhất định không trở thành thành viên sáng lập ngân hàng vốn được cho là bước đi tham vọng của Bắc Kinh.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dự kiến công bố khoản đầu tư nêu trên vào ngày 21-5. Hãng tin Jiji Press dẫn nguồn tin riêng cho biết khoản hỗ trợ nhằm chứng tỏ lập trường của Tokyo trong việc đóng góp vào hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao tại châu Á, thông qua phát triển nhân lực và chuyển giao công nghệ.
Cùng mục đích củng cố vị thế tại khu vực đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhưng khoản đầu tư của Tokyo hoạt động khác AIIB, cụ thể là triển khai bằng các khoản vay mở rộng của chính phủ Nhật Bản cho các nước châu Á thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản và Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản.
Ngoài ra, Tokyo cũng đang cân nhắc các khoản hỗ trợ tài chính lớn hơn được cung cấp bởi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Trong khi đó, đại diện 57 nhà sáng lập AIIB sẽ nhóm họp tại Singapore từ ngày 20-5 để thảo luận dự thảo các thỏa thuận và chính sách hoạt động. Hãng Bloomberg dẫn lời một số quan chức giấu tên của AIIB tiết lộ tổ chức này đang cân nhắc trao cho các lãnh đạo cấp cao nhiều quyền lực hơn trong việc phê chuẩn các khoản vay so với những người đồng cấp của các tổ chức tài chính đa phương khác nhằm đẩy nhanh tiến trình ra quyết định.
Theo cựu phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Justin Lin Yifu, Trung Quốc muốn AIIB có những điểm khác biệt so với các tổ chức tài chính quốc tế đi trước. Chẳng hạn, WB thường bị chỉ trích là có quá nhiều điều kiện và thủ tục đối với hoạt động vay tiền.
Tranh thủ “sân sau của Mỹ”
Không chỉ cạnh tranh vị thế với Nhật Bản ở sân nhà châu Á, Trung Quốc còn tìm cách vung tiền để mở rộng ảnh hưởng ra khắp thế giới. Nước này gần đây đã ký hàng loạt thỏa thuận trị giá 25 tỉ USD với Nga và 22 tỉ USD với Ấn Độ.
Không dừng lại ở đó, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm 18-5 bắt đầu chuyến công du 3 ngày tới Brazil, mang theo hứa hẹn về các khoản đầu tư hạ tầng trị giá 50 tỉ USD cho nước chủ nhà. Trong đó, đáng chú ý có thỏa thuận về nghiên cứu kỹ thuật để xây dựng tuyến đường sắt nối hai bờ Thái Bình Dương - Đại Tây Dương xuyên qua lãnh thổ Peru và Brazil với số vốn dự kiến lên tới 30 tỉ USD.
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Bắc Kinh và Brasilia bùng nổ từ 3,2 tỉ USD năm 2001 lên 83,3 tỉ USD năm 2013. Từ năm 2009, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nhà đầu tư số 1 ở Brazil và tiếp tục sốt sắng đổ tiền vào quốc gia được coi là sân sau của Mỹ này. Đáng lưu ý, hồi đầu năm nay, “gã khổng lồ” dầu khí Petrobras của Brazil thậm chí vẫn ký được thỏa thuận tài chính 3,5 tỉ USD với Ngân hàng Đầu tư Trung Quốc dù đang dính bê bối tham nhũng gây rúng động toàn cầu.
Ông Charles Tang, Chủ tịch CCIBC (Phòng Công nghiệp và Thương mại Brazil - Trung Quốc) có trụ sở tại Rio, ví von “sân sau của Mỹ đang trở thành vườn sau của Trung Quốc”, đồng thời nhấn mạnh rằng điều này không chỉ nói riêng về trường hợp Brazil mà còn mở rộng ra toàn bộ châu Mỹ Latin.
Theo Thu Hằng