MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đằng sau công ty ít ai biết ở Nhật Bản đã giúp FBI mở khóa iPhone

01-04-2016 - 12:36 PM | Tài chính quốc tế

Người thứ ba xen vào trong cuộc chiến pháp lý nảy lửa giữa FBI và Apple đó chính là một công ty chuyên cung cấp thiết bị game ít người biết đến tại Nhật Bản. Sau một sự cố, công ty này vô tình bước chân vào ngành an ninh thiết bị di động.

Sau khi FBI tuyên bố không cần đến Apple để mở khóa chiếc iPhone bị khóa thì một câu hỏi đặt ra là ai đã là người ra tay giúp đỡ FBI.

Người thứ ba xen vào trong cuộc chiến pháp lý nảy lửa giữa FBI và Apple đó chính là một công ty chuyên cung cấp thiết bị game ít người biết đến tại Nhật Bản. Sau một sự cố, công ty này vô tình bước chân vào ngành an ninh thiết bị di động.

Sun Corp có trụ sở chính tại một thị trấn nhỏ phía Tây Nam Tokyo. Khởi đầu là một công ty cung cấp máy chơi pinball tại các tiệm pachinko Nhật Bản nhưng Sun Corp luôn mang hy vọng sẽ trở thành công ty công nghệ lớn. Năm 2007, Sun Corp mua lại Cellebrite có trụ sở tại Petah Tikva, Israel.

Theo người phát ngôn của công ty này cho biết, ban đầu Sun mua lại Cellebrite chủ yếu để phục vụ cho ngành viễn thông non trẻ của Sun. Sau đó Cellebrite đã phát triển thành đối tác điều tra cho Cục điều tra Liên bang. Hiện nay, một khối lượng đồ sộ các giải pháp dữ liệu di động của Sun đến từ Cellebrite.

Tờ nhật báo Israeli cuối tuần trước nhận định Cellebrite đã chiếm được miếng bánh béo bở nhất trên thị trường ngành điều tra dữ liệu di động trong suốt thập kỷ qua.

Bộ Tư pháp Mỹ hôm thứ 4 (30/1) cho biết, Bộ đã truy cập thành công vào dữ liệu chiếc điện thoại của kẻ sả súng nhờ sự giúp đỡ của bên thứ ba, đồng thời chấm dứt vụ kiện với Cupertino – trụ sở của Apple tại California.

Mặc dù FBI không ra phán quyết pháp lý yêu cầu Apple hack phần mềm an ninh của chính công ty này, tuy nhiên điều đó khiến cho mọi người đều suy luận rằng một bên thứ ba có thể làm được việc này. Việc hỗ trợ cho FBI phá khóa thiết bị cá nhân là một hướng đi hấp dẫn cho các công ty như Cellebrite.

Cellebrite cung cấp phần mềm và phần cứng cho việc giải nén dữ liệu từ thiết bị cầm tay, ngay cả khi đã được mã hóa hoặc bị xóa. Công ty này hiện có hơn 500 nhân viên, đặt tại Israel và có mặt ở Mỹ, Brazil, Đức, Singapore và Anh. Được thành lập năm 1999, Cellebrite được Sun mua lại với giá công bố 17,5 triệu USD.

Cổ phiếu Sun tăng mạnh kể từ 21/3, sau khi chính quyền Mỹ công bố không cần dùng đến sự hỗ trợ từ Apple, và một bên thứ ba đã thành công truy cập vào dữ liệu của chiếc iPhone tang vật trong vụ xả súng tại San Bernardino, California năm ngoái. Hôm qua (31/3), cổ phiếu của Sun tăng thêm 7% chạm mức 1091 yên/cổ phiếu.

Theo giám đốc công nghệ tại công ty an ninh số FireEye, thương vụ hợp tác này đem lại tiếng thơm cho Cellebrite. Cellebrite là một trong số những công ty cung cấp dịch vụ mảng này tốt nhất.

Doanh thu từ mảng giải pháp dữ liệu di động đã vượt qua pachinko – mảng kinh doanh truyền thống của Sun từ năm ngoái, đóng góp vào doanh thu 13,6 triệu yên (121 triệu USD), tương đương với 50% doanh số của năm ngoái. Hiện nay đây là mảng kinh doanh lớn nhất của Sun. (Theo Bloomberg)

Theo nhà nghiên cứu an ninh mạng Jonathan Zdziarski, các công ty như Cellebrite có giá trị pháp lý đặc biệt quan trọng đối với cơ quan thi hành pháp luật, không chỉ đơn giản là việc truy cập vào dữ liệu đã được mã hóa.

Khi sao chép chứng từ từ điện thoại, vấn đề đặt ra là phải chứng minh được thông tin đó không bị làm giả mạo. Có đầy rẫy những công cụ hack miễn phí trên mạng. Việc chứng minh dữ liệu được đưa ra tại tòa trùng với dữ liệu lấy ra từ điện thoại là một vấn đề. Cellebrite đã tìm ra phương pháp để phá khóa iPhone từ việc nghiên cứu các bản vá lỗi mà Apple phát hành, hoặc cập nhật phần mềm sửa chữa lỗ hổng,

Cellebrite sử dụng một phương pháp khá đơn giản để xác định những gì đã được thay đổi, và từ đó nghiên cứu ngược lại các lỗ hổng và sau đó xây dựng một công cụ để khai thác lỗ hổng này.

Thảo Trang

Bloomberg

Trở lên trên