MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đằng sau vụ “khai sinh” hãng hàng không lớn nhất thế giới

08-05-2010 - 08:37 AM | Tài chính quốc tế

Đây có thực sự là sự kiện lớn và đáng vui mừng?

Thông tin vụ “kết duyên” giữa United và Continental thành hãng hãng không lớn nhất thế giới đã thu hút sự quan tâm của công chúng và kéo giá hai cổ phiếu này tăng khá mạnh. Tuy nhiên, đây có thực sự là sự kiện lớn và đáng vui mừng?

"Đó không còn là một sự kiện lớn giống như cách đây 20 năm," Robert Poole, giám đốc về chính sách vận tải của Reason Foundation nhận định. "Các hãng hàng không không còn được như ngày xưa nữa."

Có thể, ban đầu mọi người nghĩ rằng việc sáp nhập hai hãng hàng không United và Continental, một vụ kết duyên sẽ tạo ra một hãng hàng không lớn nhất thế giới, sẽ đủ để đánh thức cổ đông đã rã rời vì những khoản lỗ kéo dài nhiều năm. Tuy nhiên, thực tế thì vấn đề tiềm năng kinh tế của vụ mua bán này vẫn còn phải xem xét.

Theo đánh giá của một số chuyên gia, vụ sáp nhập nói trên đơn giản là một sự kết hợp hai công ty với những bảng cân đối tài sản yếu kém, xếp hạng trái phiếu dưới tiêu chuẩn đầu tư và lịch sử kiếm tiền không đáng tin cậy, chứ gần như không phải là kiểu một sự kiện khiến thế giới đầu tư nhảy dựng lên.

Sự thật đó có thể được miêu tả tốt nhất qua những số liệu: Tổng giá trị vốn hóa của hãng hàng không sau vụ sáp nhập là 8 tỷ USD tính theo giá đóng cửa hôm Thứ Hai, bằng 3% giá trị của hãng Apple Computer. Các hãng hàng không nói chung đã mất 50 tỷ USD trong một thập kỷ qua. Trong ngành này, sáp nhập giống như kiểu một người bị thương mang theo một chiếc nạng để chống. Anh ta dễ dàng để đi luẩn quẩn hơn, nhưng chẳng khác gì một con gà tồ.

Sau sáp nhập: Giá vé sẽ tăng?

Suy thoái kinh tế và giá vé giảm đang khiến các hãng hàng không gặp rất nhiều khó khăn. Vấn đề đặt ra ở đây là liệu vụ sáp nhập nói trên sẽ tạo cho các hãng khả năng tăng giá (thay vì chỉ tăng phí) và nhờ đó để thoát ra khỏi sự bế tắc hiện nay?

Điều này có thể không hoàn toàn như vậy. Sự kết hợp (giữa United và Continental) không phải là để tăng sức mạnh, mà trước hết là để tồn tại.

Theo một tính toán của Công ty của Cordle, nếu vụ sáp nhập nói trên không xảy ra thì 5 hãng hàng không danh tiếng hiện tại là Delta-Northwest, American, United, Continental và US Airways sẽ phải chi phí thêm 20 tỷ USD trong khoảng thời gian từ nay tới 2014 do giá nhiên liệu tăng, phí hàng không và chi phí an ninh, lao động tăng.

Vụ sáp nhập United-Continental sẽ cho phép các hãng hàng không này mỗi hãng tiết kiệm 3 tỷ USD các loại chi phí như thế.

Sau khi đạt được thỏa thuận sáp nhập (hôm 2/5), tổ hợp mới sẽ có tên United Airlines và có sở chính ở thành phố Chicago. Giám đốc điều hành mới sẽ là Jeffrey Smisek (giám đốc điều hành của Continental), trong khi giám đốc điều hành của hãng United là Glenn Tilton sẽ trở thành chủ tịch hội đồng quản trị của hãng hàng không mới. Sau hai năm, hai nhân vật này lại trao đổi chức vụ cho nhau.

Hiện tại, hai hãng hàng không đang chờ Bộ Tư pháp Mỹ phê duyệt trước khi tiến tới hợp nhất với nhau. Quá trình phê duyệt có thể kéo dài nhiều tháng.

Trước đó, cũng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, hai hãng bay của Mỹ Delta Airlines và Northwest Airlines đã sáp nhập làm 1 (tháng 4/2008). Hãng British Airways của Anh cũng sáp nhập với hãng Iberia của Tây Ban Nha.

Theo Mạnh Hà
Vietnamnet


ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên