Dầu vượt mốc 33 USD, phố Wall tăng điểm bất chấp Trung Quốc
Không giống như đầu năm, lần này nhà đầu tư đã bỏ qua biến động của chứng khoán Trung Quốc để tập trung vào các dữ liệu kinh tế Mỹ cùng với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu.
- 26-02-2016Trung Quốc tiếp tục bơm 340 tỷ Nhân dân tệ vào thị trường
- 25-02-2016Exxon, Shell đối phó ra sao với giá dầu giảm?
- 24-02-2016"OPEC đã không dự liệu được kịch bản giá dầu giảm quá mạnh"
Chứng khoán Mỹ hồi phục, đẩy chỉ số S&P 500 quay trở lại các mức của tháng 1. Những lo lắng bất an về thị trường tài chính toàn cầu đang suy giảm dần sau khi đà lao dốc hơn 6% của chứng khoán Trung Quốc không thể lan ra toàn cầu.
Kết thúc phiên hôm qua (25/2), chỉ số S&P 500 tăng 1,1%, lên 1.951,70 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 6/1. Thị trường tăng vọt trong buổi chiều nhờ đà hồi phục của các cổ phiếu ngân hàng.
Không giống như đầu năm, lần này nhà đầu tư đã bỏ qua biến động của chứng khoán Trung Quốc để tập trung vào các dữ liệu kinh tế Mỹ cùng với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu.
Tỷ lệ lạm phát của eurozone ở mức thấp làm dấy lên đồn đoán rằng các nhà hoạch định chính sách đang đứng trước nhiều áp lực buộc phải tăng cường kích thích kinh tế. Còn ở Mỹ, số đơn đặt máy móc thiết bị của tháng 1 tăng mạnh nhất kể từ năm 2014.
Nhà đầu tư cũng để mắt tới hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra ở Trung Quốc, nhằm tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy các bộ trưởng tài chính sẽ hành động để giải quyết tình trạng trồi sụt của thị trường trong bối cảnh giá dầu không thể hồi phục trong ngắn hạn.
Sự hồi phục của giá dầu cũng giúp trấn an nhà đầu tư. Phiên hôm qua giá dầu WTI của Mỹ tăng 2,7%, lên 33,07 USD/thùng sau khi báo cáo cho thấy lượng khí đốt tồn kho ở Mỹ sụt giảm lần đầu tiên trong 15 tuần. Giá cũng được hỗ trợ bở Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Eulogio Del Pino, người phát biểu trên truyền hình rằng các nhà nước sản xuất dầu đang bàn về một cuộc họp sẽ diễn ra vào tháng sau. Cũng theo ông, Venezuela, Russia, Qatar và Saudi Arabia sẽ nhóm họp vào tháng 7.