Doanh nghiệp Hàn Quốc “ngán” làm ăn với Triều Tiên
Các doanh nghiệp của Hàn Quốc đang thi nhau rút khỏi Kaesong, khu công nghiệp chung với Triều Tiên Kaesong.
Theo báo Wall Street Journal, có ít nhất 9 công ty Hàn Quốc đã chấm dứt hoạt động ở Kaesong hoặc quyết định sẽ rút khỏi khu công nghiệp nằm trong lãnh thổ Triều Tiên này. Nguyên nhân khiến các doanh nghiệp này “đoạn tuyệt” với khu công nghiệp liên Triều là do những bất ổn trong triển vọng đầu tư và khó khăn tài chính sau khi Kaesong phải đóng cửa suốt 5 tháng trong bối cảnh căng thẳng Hàn-Triều gia tăng.
Các quan chức thuộc Bộ Thống nhất Hàn Quốc xác nhận, đã có 2 trong số 123 công ty nước này làm ăn ở Kaesong đã hoàn toàn rút khỏi khu này sau khi bán hết tài sản tại đây. Trong số hai công ty này, một sản xuất linh kiện điện tử, một là công ty dệt may.
Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc, đơn vị quản lý quỹ bảo hiểm quốc gia cho các công ty Hàn hoạt động ở Kaesong, thì cho biết, có 7 công ty Hàn Quốc khác thuê đất ở Kaesong để xây nhà máy đã báo tin về quyết định hủy kế hoạch hoạt động trong khu công nghiệp này. Quyết định này được đưa ra sau khi các công ty này phải chờ đợi nhiều năm trong mòn mỏi để được Bình Nhưỡng chấp nhận đơn xin thuê đất.
“Họ không thể chịu đựng thêm sự bấp bênh này nữa”, một quan chức cao cấp thuộc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn quốc nói.
Hồi tháng 4, Kaesong đã ngừng hoạt động sau khi Bình Nhưỡng bất ngờ rút toàn bộ công nhân của mình khỏi khu này nhằm phản đối việc truyền thông Hàn Quốc cho rằng, khu công nghiệp này là một “cỗ máy in tiền” cho Triều Tiên. Khi đó, Triểu Tiên cũng bất bình trước việc Mỹ-Hàn tổ chức tập trận chung. Đến tháng 9, khu Kaesong được mở cửa trở lại.
Đến nay, các công ty Hàn Quốc ở Kaesong vẫn gặp nhiều khó khăn sau nhiều tháng trời ngừng hoạt động, trong đó số đơn đặt hàng mà họ nhận được vẫn chưa hồi phục về mức bình thường. Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 5/11 nói rằng, số công nhân Triều Tiên ở Kaesong đã giảm xuống mức 43.000 người, thấp hơn 20% so với thời điểm tháng 4, do khối lượng công việc bị giảm.
“Chúng tôi lo ngại rằng nhà máy của chúng tôi ở Kaesong - dù chỉ chiếm 1/5 tổng sản lượng của công ty - có thể tiếp tục có vấn đề”, một nhà quản lý của Magic Micro, một công ty điện tử Hàn Quốc đã rút hoàn toàn khỏi Kaesong và bán hết tài sản trong khu này, cho biết.
Vị quan chức Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc nói rằng, thiếu vốn là một lý do khác khiến các công ty Hàn rời khỏi Kaesong. Trong đó, 59 công ty Hàn phải sử dụng vốn bảo hiểm của Chính phủ để duy trì sự tồn tại trong thời gian khu Kaesong đóng cửa, và 35 công ty trong số này vẫn chưa hoàn lại được khoản vay.
“Nếu họ không trả lại được tiền, chúng tối sẽ buộc phải đem đấu giá tài sản của họ theo quy định của pháp luật”, vị quan chức cho biết.
Hàn Quốc và Triều Tiên đã nhất trí thúc đẩy sự phát triển của Kaesong trở thành một khu công nghiệp quốc tế với vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, mục tiêu này hầu như chưa thúc đẩy được bao nhiêu kể từ khi Kaesong mở cửa trở lại. Do thiếu tiền, Triều Tiên muốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài không chỉ vào Kaesong mà còn muốn xây dựng thêm nhiều khu công nghiệp tương tự trên lãnh thổ của mình.
Các quan chức thuộc Bộ Thống nhất Hàn Quốc xác nhận, đã có 2 trong số 123 công ty nước này làm ăn ở Kaesong đã hoàn toàn rút khỏi khu này sau khi bán hết tài sản tại đây. Trong số hai công ty này, một sản xuất linh kiện điện tử, một là công ty dệt may.
Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc, đơn vị quản lý quỹ bảo hiểm quốc gia cho các công ty Hàn hoạt động ở Kaesong, thì cho biết, có 7 công ty Hàn Quốc khác thuê đất ở Kaesong để xây nhà máy đã báo tin về quyết định hủy kế hoạch hoạt động trong khu công nghiệp này. Quyết định này được đưa ra sau khi các công ty này phải chờ đợi nhiều năm trong mòn mỏi để được Bình Nhưỡng chấp nhận đơn xin thuê đất.
“Họ không thể chịu đựng thêm sự bấp bênh này nữa”, một quan chức cao cấp thuộc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn quốc nói.
Hồi tháng 4, Kaesong đã ngừng hoạt động sau khi Bình Nhưỡng bất ngờ rút toàn bộ công nhân của mình khỏi khu này nhằm phản đối việc truyền thông Hàn Quốc cho rằng, khu công nghiệp này là một “cỗ máy in tiền” cho Triều Tiên. Khi đó, Triểu Tiên cũng bất bình trước việc Mỹ-Hàn tổ chức tập trận chung. Đến tháng 9, khu Kaesong được mở cửa trở lại.
Đến nay, các công ty Hàn Quốc ở Kaesong vẫn gặp nhiều khó khăn sau nhiều tháng trời ngừng hoạt động, trong đó số đơn đặt hàng mà họ nhận được vẫn chưa hồi phục về mức bình thường. Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 5/11 nói rằng, số công nhân Triều Tiên ở Kaesong đã giảm xuống mức 43.000 người, thấp hơn 20% so với thời điểm tháng 4, do khối lượng công việc bị giảm.
“Chúng tôi lo ngại rằng nhà máy của chúng tôi ở Kaesong - dù chỉ chiếm 1/5 tổng sản lượng của công ty - có thể tiếp tục có vấn đề”, một nhà quản lý của Magic Micro, một công ty điện tử Hàn Quốc đã rút hoàn toàn khỏi Kaesong và bán hết tài sản trong khu này, cho biết.
Vị quan chức Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc nói rằng, thiếu vốn là một lý do khác khiến các công ty Hàn rời khỏi Kaesong. Trong đó, 59 công ty Hàn phải sử dụng vốn bảo hiểm của Chính phủ để duy trì sự tồn tại trong thời gian khu Kaesong đóng cửa, và 35 công ty trong số này vẫn chưa hoàn lại được khoản vay.
“Nếu họ không trả lại được tiền, chúng tối sẽ buộc phải đem đấu giá tài sản của họ theo quy định của pháp luật”, vị quan chức cho biết.
Hàn Quốc và Triều Tiên đã nhất trí thúc đẩy sự phát triển của Kaesong trở thành một khu công nghiệp quốc tế với vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, mục tiêu này hầu như chưa thúc đẩy được bao nhiêu kể từ khi Kaesong mở cửa trở lại. Do thiếu tiền, Triều Tiên muốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài không chỉ vào Kaesong mà còn muốn xây dựng thêm nhiều khu công nghiệp tương tự trên lãnh thổ của mình.
Theo An Huy