MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Động lực nào cho kinh tế thế giới năm 2014?

04-12-2013 - 19:34 PM | Tài chính quốc tế

Trung tâm nghiên cứu của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) vừa công bố báo cáo dự báo tình hình kinh tế thế giới năm 2014.

Theo đó, BIDV nhận định kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,5% (tốt hơn mức 2,9% của 2009). Các động lực chính là kinh tế Mỹ phục hồi tốt hơn, châu Âu thoát khỏi khủng hoảng, Nhật Bản phục hồi và các nước tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng. 

Báo cáo nhận định kinh tế thế giới sẽ phải đối mặt với 3 thách thức lớn, đó là (i) các nước mới nổi và đang phát triển vẫn chưa thoát khỏi tình trạng tồi tệ nhất; (ii) khu vực châu Âu, đặc biệt là khu vực Eurozone phải đối mặt với tình trạng đình trệ tương tự như Nhật Bản trong những năm 1980-1998 khi rơi vào tình trạng tăng trưởng chậm và giảm phát và (iii) chính sách tiền tệ nới lỏng có thể gây ra lạm phát hoặc giảm phát tại một số nước và khu vực.

Về kinh tế Mỹ, quan điểm kích thích tăng trưởng của bà Janet Yellen sẽ thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển. Ảnh hưởng của cắt giảm chi tiêu và tăng thuế đã qua, thị trường nhà ở hồi phục, TTCK tăng mạnh và thị trường lao động hồi phục. Các doanh nghiệp Mỹ cũng tăng trưởng tốt. 

Ở châu Âu, BIDV cho rằng khủng hoảng trong ngành ngân hàng và khủng hoảng vỡ nợ quốc gia đòi hỏi chính sách tài khóa chung và nhất thể hoá ngành ngân hàng toàn khu vực. Đồng thời NHTW châu Âu (ECB) phải giữ được vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các chính phủ. 

Kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng chậm lại và đạt mức khoảng 7% trong hai năm 2014 và 2015. Hiện Trung Quốc đang đối mặt với ba thách thức lớn: (i) khó có thể tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao trong các năm tiếp theo (ii) Kế hoạch giảm bớt phụ thuộc vào tín dụng (chính sách giảm dần nợ) có thể khiến Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn và (iii) Liệu Trung Quốc đã sẵn sàng và có đủ điều kiện để thực hiện cải cách triệt để.

Kinh tế Nhật Bản phải đối mặt với những thách thức từ khối nợ công và rủi ro tăng trưởng chậm. Tuy nhiên, nếu Nhật Bản vượt qua được khó khăn trong năm 2014, nền kinh tế Nhật Bản sẽ phát triển bền vững nhờ vào chính sách nới lỏng tiền tệ, chú trọng tăng trưởng, bối cảnh chính trị ổn định.

Kinh tế tại các nước khu vực châu Á (trừ Nhật Bản): Hiện đang trong giai đoạn sức cầu rất yếu (cả cầu từ các nước phát triển và cầu nội địa). Vì vậy, dự báo khu vực châu Á (trừ Nhật Bản) chỉ tăng trưởng khoảng 6% trong giai đoạn 2012-2015, thấp hơn nhiều so với mức 9% trong giai đoạn 2003-2007 do 3 thách thức lớn: (i) động lực sản xuất suy giảm mạnh, (ii) tăng trưởng chậm tại Trung Quốc và (iii) cơ cấu dân số đang già đi tại một số nước.

Kinh tế các nước ASEAN:  Do hầu hết các nước trong khu vực phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nên trong giai đoạn 2008-2011, kinh tế khu vực ASEAN bị ảnh hưởng do cầu hàng hóa từ các nước Mỹ, châu Âu suy giảm. Nhờ sự phục hồi dần sau khủng hoảng tại các nước phát triển cũng như việc chuyển hướng thúc đẩy nhu cầu nội địa, tăng trưởng của khu vực đã từng bước được phục hồi từ 2011 đến nay. 

Tuy nhiên, cũng giống như các nước khu vực châu Á (trừ Nhật Bản), năm 2014 các nước khu vực ASEAN cũng phải đối mặt với một số thách thức sau: (i) Dòng tiền có thể rút khỏi các nước ASEAN khi Fed sẽ dần giảm bớt gói kích thích kinh tế QE3 trong năm 2014 và dự báo đồng USD cũng như lãi suất đồng USD sẽ tăng và (ii) Ảnh hưởng của sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc.

Dự báo kinh tế tại một số nước và khu vực

Khu vực

Tăng trưởng GDP (%)

Lạm phát (%)

2013e

2014f

2015f

2013e

2014f

2015f

Toàn cầu

2.9

3.5

3.7

3.3

3.0

3.1

G10

1.0

2.0

2.0

1.5

1.7

1.6

Mỹ

1.6

2.7

2.6

1.6

1.4

1.5

Châu Âu

-0.5

0.9

1.2

1.5

1.6

1.4

Nhật Bản

1.8

1.3

1.3

0.3

2.3

1.2

Các nước mới nổi và đang p/triển

4.8

4.9

5.2

5.1

4.3

4.4

Trung Quốc

7.6

7.1

6.9

2.6

1.8

2.0

Ấn Độ

4.4

4.6

6.0

10.8

7.4

6.1


Minh Anh

huongnt

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên