MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

EC thành lập quỹ bảo hiểm tiền gửi

26-11-2015 - 12:31 PM | Tài chính quốc tế

11 đã phớt lờ sự phản đối của Đức để công bố kế hoạch thiết lập một quỹ bảo hiểm tiền gửi trị giá 45 tỷ EUR, đảm bảo cho tất cả tài khoản ngân hàng lên đến 100.000EUR trong vòng 1 thập niên.

Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu (EC) nhấn mạnh các nước sẽ không thể tiếp cận nguồn vốn mới này nếu không thắt chặt quy định bảo hiểm tiền gửi trong nước. Động thái này nhằm xoa dịu lo ngại của Berlin rằng một quỹ EU như vậy sẽ khiến người đóng thuế Đức phải cứu hộ cho các ngân hàng làm ăn cẩu thả.

“Chúng tôi phải chắc chắn rằng việc chia sẻ rủi ro sẽ đi đôi với việc làm giảm rủi ro” - Jonathan Hill, Giám đốc dịch vụ tài chính của EC, cho biết. “Đó là những gì chúng tôi muốn cung cấp”. Dù vậy, Berlin đã phản bác kế hoạch này ngay trước khi nó được công bố. Các quan chức Berlin cho rằng quỹ bảo hiểm này chỉ đơn giản là phân bổ các rủi ro ra khắp châu Âu, chứ không giúp giảm nó. “Theo quan điểm của chúng tôi, EC đang thiết lập các ưu tiên và hướng dẫn sai” - một quan chức chính phủ Đức cho biết.

Theo kế hoạch của Brussels, chương trình bảo lãnh mới sẽ bắt đầu như một sự hỗ trợ cho các quỹ bảo hiểm quốc gia. Tất cả các nước khu vực đồng EUR đều phải thiết lập quỹ bảo hiểm quốc gia, theo nội dung cải cách ngân hàng hậu khủng hoảng tài chính đã được thông qua hồi năm ngoái. Nhưng bắt đầu từ năm 2020, tiền mặt trong các quỹ bảo hiểm ở các nước thành viên sẽ dần dần được chuyển đổi qua lại, với 20% đi vào quỹ bảo hiểm chung mỗi năm, cho đến khi đạt đủ 45 tỷ EUR vào năm 2024.

Các tổ chức tài chính chào đón đề xuất này với thái độ hoài nghi. Liên đoàn Ngân hàng châu Âu (EBF) nói rằng việc triển khai kế hoạch quá nhanh. Theo EBF, EU nên chờ đợi các chính phủ thành viên thiết lập xong các quỹ bảo hiểm quốc gia và vận hành xem sao, trước khi thành lập quỹ chung. Nhưng các quan chức ở cả Brussels và tại Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đều ủng hộ kế hoạch một cách mạnh mẽ, xem nó như trụ cột cuối cùng cần hoàn thành trong “liên minh ngân hàng” của khu vực đồng EUR. Những trụ cột trước đó là cơ quan giám sát chung nằm ở Frankfurt và một quỹ ứng cứu duy nhất ở Brussels.

Những người ủng hộ cho rằng nếu tất cả tiền gửi ngân hàng khu vực đồng EUR không được hậu thuẫn bằng một quỹ bảo hiểm chung, người gửi tiền sẽ lo lắng cho số tiền tiết kiệm của họ và như vậy có thể kích hoạt hoảng loạn như ở Hy Lạp hồi đầu năm nay. Nhưng Berlin cho rằng châu Âu hiện đang tái cấp vốn các ngân hàng của Hy Lạp, gánh hậu quả cho sự thất bại của Athens trong việc thực hiện cải cách khu vực tài chính.

Đức cho rằng đến nay chỉ 1/3 các nước thành viên đã thực hiện các quy tắc liên minh ngân hàng hiện có. Berlin đặc biệt quan ngại về sự chậm trễ trong việc triển khai các quy định đối với ứng cứu ngân hàng và tái cơ cấu, trong đó có quy tắc buộc các cổ đông và trái chủ phải chịu đóng góp nhiều hơn cho gói cứu trợ trước khi sử dụng tiền thuế của dân chúng.

Đáp lại, EC cho biết đã bắt đầu các thủ tục xử phạt những nước vẫn chưa thực hiện quy định mới của EU về giải cứu ngân hàng và hệ thống bảo hiểm tiền gửi quốc gia, khẳng định đó vẫn là “ưu tiên hàng đầu” của Brussels. EC cũng cho biết sẽ tăng tốc triển khai các quy định pháp luật để dễ dàng hơn trong việc truy trách nhiệm của các nhà đầu tư cá nhân khi một tổ chức tài chính sụp đổ.

Như vậy đến nay, Đức đã bị cô lập với một số đồng minh truyền thống khi lên tiếng phản đối kế hoạch mới. Jeroen Dijsselbloem, Bộ trưởng tài chính Hà Lan - người đang nắm ghế Chủ tịch Ủy ban thường trực Tài chính EU, đã công khai ủng hộ kế hoạch thành lập quỹ bảo hiểm tiền gửi chung.

Theo Vinh Trang

Sài Gòn Đầu tư Tài Chính

Trở lên trên