GCC phải đối mặt với giai đoạn khó khăn do giá dầu sụt giảm
Các tập đoàn và công ty hoạt động trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở các nước thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đang phải đối mặt với giai đoạn khó khăn ở thời điểm hiện nay do sự sụt giảm của giá dầu, vốn đã giảm hơn một nửa kể từ tháng 6/2014.
- 22-09-2015Giá dầu tăng mạnh khi Mỹ thu hẹp sản xuất
- 21-09-2015Giá dầu vẫn tăng trên thị trường châu Á dù lo ngại cung vượt cầu
- 21-09-2015Kinh tế Mỹ hưởng lợi lớn nhất từ kỷ nguyên giá dầu rẻ
- 21-09-2015Xuất khẩu “hụt hơi” gần 3 tỷ USD vì giá dầu
- 08-09-2015Các nước GCC sắp nhóm họp lần đầu kể từ đợt giảm giá dầu gần nhất
Các tập đoàn và công ty hoạt động trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở các nước thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đang phải đối mặt với giai đoạn khó khăn ở thời điểm hiện nay do sự sụt giảm của giá dầu, vốn đã giảm hơn một nửa kể từ tháng 6/2014.
Đây là nhận định của hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P) đưa ra ngày 21/9.
Theo S&P, cơ quan này đã hạ mức xếp hạng tín nhiệm đối với Bahrain và Oman trong năm nay, đồng thời cho biết triển vọng của Bahrain và Saudi Arabia vẫn u ám, trong khi giá nhà tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) sẽ giảm từ 10-20%.
Trong khi đó, hồi đầu tuần trước, nhà cung cấp bảo hiểm tín dụng toàn cầu Coface dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của GCC sẽ giảm 3,4% trong năm nay, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng hàng năm 5,8% trong giai đoạn từ năm 2000-2011.
GCC gồm các nước Saudi Arabia, UAE, Kuwait, Bahrain, Qatar và Oman.
Trong phiên giao dịch 21/9, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 10/2015 tăng 15 cent lên 44,83 USD/thùng. Trong khi đó, tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 11/2015 tăng 10 cent lên 47,57 USD/thùng.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích vẫn quan ngại về tình trạng cung vượt cầu trên thị trường năng lượng và tình hình kinh tế thế giới sau quyết định duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Theo hãng tin Bloomberg News, dự trữ dầu mỏ tại Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, đã tăng lên 320 triệu thùng, mức cao kỷ lục từ năm 2002.
Bên cạnh đó, việc FED quyết định không tăng lãi suất cũng làm dấy lên lo ngại về “sức khỏe” của thị trường toàn cầu gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu sử dụng “vàng đen”.
Theo Vietnam+