MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giá dầu giảm: Không chỉ là câu chuyện dư cung?

03-12-2014 - 15:55 PM | Tài chính quốc tế

Một số chuyên gia phân tích nhận định có lẽ kể từ mùa hè, kinh tế toàn cầu đã chuyển sang trạng thái yếu ớt hơn rất nhiều so với những gì người ta nghĩ.

Giá dầu đã lao dốc mạnh trong mấy tuần gần đây và nhiều người cho rằng nguyên nhân là do nguồn cung dư thừa. Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích nhận định có lẽ kể từ mùa hè, kinh tế toàn cầu đã chuyển sang trạng thái yếu ớt hơn rất nhiều so với những gì người ta nghĩ.

Kể từ mùa hè 2013, đà phục hồi của Eurozone đã rất yếu. Các lệnh cấm vận mà Mỹ và phương Tây áp đặt lên Nga trong suốt mùa hè 2015 ảnh hưởng không hề nhỏ tới các nhiều doanh nghiệp châu Âu. Chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc cũng làm sụt giảm nhu cầu về bất động sản cao cấp và hàng hóa xa xỉ. Và, giờ đây giá dầu giảm sẽ khiến các nước dựa vào dầu mỏ phải thắt chặt chi tiêu. 

Có thể củng cố lập luận về thể trạng yếu ớt của kinh tế toàn cầu bằng một số chỉ số kinh tế cơ bản: 

(1) Giá hàng hóa công nghiệp: từ trước đến nay, mức sụt giảm của giá 1 thùng dầu thô biển Bắc vốn chưa khi nào được phản ánh vào sự sụt giảm của chỉ số giá nguyên vật liệu thô giao ngay CRB. Kể từ năm 2012, chỉ số này dao động trong khoảng 495 – 550 và hiện đang ở mức 505. 


(2) Giá đồng: giá của kim loại nằm trong rổ hàng hóa tạo nên chỉ số CRB raw industrials spot price index đã giảm mạnh trong tuần trước. Kim loại này đang có thời gian ghi nhận giá dưới mức 3 USD dài nhất kể từ mùa hè năm 2010. 

(3) Thị trường mới nổi: chỉ số MSCI Emerging Markets đo lường diễn biến của các thị trường chứng khoán mới nổi có chung đặc điểm với chỉ số giá hàng hóa công nghiệp. Chỉ số này không rơi cùng giá dầu cũng như không có xu hướng phản ứng rõ ràng với đồng USD đang mạnh lên. 


(4) Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI): Markit vừa công bố báo cáo cho thấy trong tháng 11, hoạt động sản xuất trên toàn cầu đã tăng trưởng với tốc độ thấp nhất 15 tháng. Số đơn đặt hàng mới chạm mốc thấp nhất 16 tháng và khối lượng hàng hóa được giao dịch trên toàn cầu cũng tăng trưởng chậm chạp. Sản lượng công nghiệp đã tăng 25 tháng liên tiếp nhưng tốc độ đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 8/2013. Báo cáo của Markit chỉ rõ một trong những nguyên nhân là sự trì trệ của kinh tế Trung Quốc. 

Thanh Thanh

huongnt

Business Insider

Trở lên trên