MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giới ngân hàng sợ truyền thông qua mạng

25-11-2013 - 08:03 AM | Tài chính quốc tế

Trao đổi liên lạc trong một công ty là chuyện thường ngày. Trong giới ngân hàng chứng khoán, nhiều tập đoàn đã thiết lập hệ thống truyền thông nội bộ để kiểm soát hoạt động của nhân viên.

Trớ trêu thay, chính các thiết bị này lại là bằng chứng chống lại ban lãnh đạo công ty khi bị điều tra về các vụ thao túng giá cả trên thị trường vì mọi lời nói đều đã được ghi lại trong hệ thống mạng.

Ngân hàng JPMorgan của Mỹ hiện đang dính nhiều vụ điều tra về các âm mưu thao túng thị trường trong lĩnh vực năng lượng, lãi suất và ngoại hối, đang đứng trước nguy cơ phải chịu phạt ngày càng nặng hơn. Ban lãnh đạo tập đoàn này phải nhóm họp bàn thảo việc cho ngưng hoạt động hệ thống truyền tải thông tin nội bộ mà hàng ngàn nhân viên đang sử dụng mỗi ngày.

Hiện nay, Ngân hàng JPMorgan đang cố gắng xác định xem liệu có thể thay thế chúng bằng thư điện tử và các cuộc gọi điện thoại mà vẫn không làm tổn hại đến việc phục vụ và quyền lợi của khách hàng hay không.

Theo báo Wall Street Journal, các ngân hàng khác như CitiGroup, Credit Suisse, Barclays, RBS và UBS cũng đang chịu nhiều thủ tục pháp lý của tòa án và đang nghiên cứu các biện pháp tương tự. Cũng theo báo này, nhiều cuộc trao đổi của các nhân viên chứng khoán được lưu lại trên các hệ thống thông tin nội bộ đã được các cơ quan chức năng sử dụng trong quá trình điều tra 5 năm về những âm mưu thao túng tỉ suất Libor, khiến các ngân hàng phải chịu phạt lên đến nhiều tỉ USD.

Wall Street Journal cũng kể trường hợp Libor và trong cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành về những âm mưu có thể liên quan đến tỉ giá hối đoái, các điều tra viên đã phát hiện những cuộc trao đổi giữa các nhân viên chứng khoán và người môi giới với nhiều lời lẽ thô tục: họ “đàm đạo” về tình dục và chơi ma túy!

Việc sử dụng hệ thống liên lạc thông tin nội bộ nhanh trong lĩnh vực tài chính cũng không phải không có vấn đề. Mới đây các nhà báo của Hãng tin Bloomberg đã bị tố cáo thâm nhập mạng nội bộ của cánh giao dịch chứng khoán của tập đoàn cùng tên. Từ đó họ đã có những câu hỏi đi quá sâu vào vấn đề khiến Ngân hàng Goldman Sachs từng đưa đơn khiếu kiện lên Bloomberg vì cho rằng các câu hỏi mà các phóng viên của Bloomberg đặt ra chứng tỏ họ đã “quá nắm vững thông tin”.

Theo Tường Nguyễn

huongnt

Tuổi Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên