Giới nhà giàu đang tháo chạy khỏi Trung Quốc như thế nào?
Làn sóng di dân này cũng giống như lời tuyên bố của người Trung Quốc: “Chúng tôi muốn tất cả các bạn biết rằng chúng tôi đã đánh dấu tên mình cho hầu như mọi thứ trên thế giới”.
- 08-10-2015Đại gia Trung Quốc thi nhau vung tiền tậu lâu đài cổ ở châu Âu
- 28-08-2015Lợi nhuận của các “đại gia” năng lượng Trung Quốc sụt giảm
- 27-08-2015“Ngũ đại gia” chứng khoán Trung Quốc bị điều tra
- 10-04-2015Đại gia Trung Quốc chi 25 triệu USD mua căn hộ đắt nhất Australia
- 19-06-2014Đại gia Trung Quốc đãi tiệc, tặng tiền người nghèo Mỹ
Trong năm qua, thống kê cho thấy số triệu phú Trung Quốc đã đạt mức tối đa trong tổng Visa loại EB-5 được cấp theo diện Chương trình Đầu tư Nhập Cảnh của Hoa Kỳ.
Và theo những thống kê gần đây cho thấy 90% visa tạm trú của Úc được cấp cho công dân Trung Quốc. (Significant Investor: Visa tạm trú 4 năm cho những người sẵn sàng đầu tư 5 triệu AUD vào Úc). Trên toàn thế giới, chương trình nhập cảnh đầu tư của các quốc gia phương Tây đang bị quá tải do lượng người Trung Quốc mong muốn nhập cư quá đông.
Từ năm 1990, Trung Quốc đã từ nước có số dân xuất cảnh nhiều thứ 7 trên thế giới trở thành nước nhiều thứ 4, với số dân xuất cảnh tăng hơn 125%. Rất đông người Trung Quốc đang xuất cảnh sang các nước khác, đặc biệt là người giàu.
Ngày càng nhiều đại gia Trung Quốc muốn di dân
Số người siêu giàu Trung Quốc (trung bình tài sản 16 triệu USD) nhập cảnh vào Mỹ chiếm 33% tổng số người siêu giàu ở Trung Quốc. Số triệu phú muốn di dân hoặc đang lên kế hoạch di dân trong vòng 5 năm tới chiếm 64%.
Một khảo sát gần đây từ Barclays cho thấy có hơn 47% đại gia Trung Quốc muốn di dân. Trong khi tỷ lệ bình quân theo khảo sát chiếm 29% trên toàn thế giới.
Cùng với việc càng nhiều công dân Trung Quốc trở nên giàu có, số lượng người muốn xuất cảnh cũng gia tăng. Vậy những quốc gia nào mà đại gia Trung Quốc muốn đến?
Bắc Mỹ, nơi giới thượng lưu Trung Quốc hướng đến
Theo báo cáo của Hurun – Sách trắng Về Đầu Tư Nhập Cảnh 2014 (2014 Immigrant Investor White Paper), Hoa Kỳ và Canada là những lựa chọn đầu tiên của những giới thượng lưu Trung Quốc đang lên kế hoạch xuất cảnh.
Thống kê những quốc gia hàng đầu mà người giàu Trung Quốc chọn khi di dân.
Bởi vì phần đông đại gia Trung Quốc tích lũy của cải tại chính quốc gia của mình, cho nên, từ quan điểm của một doanh nhân, sẽ tiện hơn cho họ khi sống gần Trung Quốc. Vậy để nhận được visa nhập cảnh từ một quốc gia khác thì phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Những yêu cầu cần thiết để nhận Visa di dân theo hình thức Nhà đầu tư
Những loại di dân bao gồm nhập cảnh theo diện đầu tư, diện tay nghề, diện du học, và diện nhập cảnh phi pháp (không giấy tờ). Đa phần người Trung Quốc giàu có đều nhập cảnh thông qua việc đầu tư.
Yêu cầu Đầu tư là điều kiện tối thiểu để di dân.
Yêu cầu cấp quốc tịch cho nhà đầu tư của một số quốc gia
Hoa Kỳ: Visa Đầu tư nhập cảnh EB-5
Vốn đầu tư tối thiểu 500.000 USD vào các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Trực tiếp hoặc gián tiếp tạo việc làm cho 10 người và thời gian đầu tư ít nhất 5 năm. Sau khi nhận quyền cư trú hợp pháp, phải tiếp tục định cư tại Hoa Kỳ trong 5 năm.
Canada: Chương trình Nhập cư dành cho Nhà đầu tư – IIP (hủy bỏ năm 2014)
Sở hữu tài sản cá nhân tối thiểu 1,6 triệu CAD và đang là nhân viên quản lý cấp cao hoặc chủ doanh nghiệp trong ít nhất 2 năm, tính trong mốc thời gian 5 năm gần đây. Hoặc phải đầu tư 800.000 CAD vào một ngân hàng theo chỉ thị của Chính phủ Canada và sẽ được hoàn trả đầy đủ sau 5 năm, không lãi suất.
Australia: Visa đầu tư và Đổi mới kinh doanh (tạm thời)
Phải đầu tư 5 triệu AUD vào trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu liên bang; đầu tư vào các Quỹ đầu tư được Ban Kiểm soát đầu tư nước ngoài của Úc quản lý, bao gồm đầu tư vào cơ sở hạ tầng cơ bản, bất động sản… Dân nhập cảnh bằng Visa tạm trú có thể nộp đơn xin làm công dân chính thức sau khi sinh sống tại Úc được 2 năm trong vòng 5 năm gần nhất.
Vương Quốc Anh: Visa bậc 1 (Nhà đầu tư)
Đầu tư 2 triệu bảng Anh vào trái phiếu Kho bạc theo chỉ định và được hoàn trả 100 bảng Anh lãi suất sau 5 năm. Có thể trở thành dân tạm trú sau 5 năm và nộp đơn xin làm công dân chính thức sau 6 năm. Người nộp đơn phải sinh sống tại Anh 9 tháng trong thời gian 1 năm gần nhất trước khi được xét cấp quyền công dân.
New Zealand: Visa doanh nhân
Phải đầu tư 1,5 tỷ NZD vào những quỹ được chỉ định trong khoảng thời gian 4 năm. Phải sinh sống tại New Zealand 4 năm trong 5 năm gần nhất và phải vượt qua bài kiểm tra quyền công dân.
Singapore: Chương trình Nhà đầu tư toàn cầu - GIP
Đầu tư tối thiểu 2,5 triệu SGD vào một chủ thể kinh doanh mới hoặc mở rộng chiến dịch kinh doanh đã có sẵn hoặc đầu tư vào một quỹ GIP thuộc Nhà nước Singapore dùng để đầu tư vào những công ty ở Singapore. Công dân tạm trú trên 21 tuổi đã sống ít nhất 2 năm trong 6 năm gần nhất tại Singapore có thể nộp đơn cấp quyền công dân chính thức của Singapore.
Hàn Quốc: Visa đầu tư Công ty (D-8)
Đầu tư hơn 500 triệu won vào bất động sản. Sau 5 năm, nếu những người này không bị loại hồ sơ xét duyệt nhập cảnh vì nhiều lý do khác nhau, họ và vợ/ chồng cùng con cái sẽ được cấp quyền công dân tạm thời.
Đối với những đại gia Trung Quốc, những người có thể dễ dàng thu được hàng chục triệu USD, thì ngưỡng đầu tư được nhập cảnh không hề cao. Và đó là chưa kể ngưỡng đầu vào của nhiều quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ, đã giảm một cách đáng kể.
Trước tình cảnh vươn lên của giới thượng lưu Trung Quốc, những chương trình đầu tư nhập cảnh thuộc nhiều quốc gia có ngưỡng thấp đang thu hút ngày càng nhiều đại gia Trung Quốc tham gia vào cơn sốt nhập cư này. Theo số liệu thống kê của chính phủ được CNN biên soạn:
Tổng số dân Trung Quốc được nhận Visa đầu tư nhập cảnh của Mỹ từ năm 2004 đến năm 2014 (Mỹ chỉ cấp 10.000 visa mỗi năm cho diện di dân đầu tư cấp theo diện EB-5)
Trong năm 2014 số lượng đơn xin nhập cảnh cho các chương trình đầu tư nhập cảnh Hoa Kỳ đạt mức cao nhất mọi thời đại, với 85% số người nộp đơn là công dân Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên các hạn ngạch hàng năm đạt mức tối đa, do đó chính phủ Mỹ tạm ngừng xem xét những hồ sơ nhập cảnh.
Một trường hợp tương tự đã phát sinh tại Canada. Trong vòng vài năm qua, số lượng người Trung Quốc xin nhập cảnh đã bùng bổ, vào tháng Hai năm 2014, chính phủ Canada đã tuyên bố tạm dừng Chương trình Đầu tư Nhập Cảnh (IIP) này kể từ năm 1986, thời điểm chương trình được triển khai.
Trước khi loại bỏ Chương trình IIP, Canada công cố đang có 65.000 hồ sơ đợi duyệt, trong đó có 70% là hồ sơ của người Trung Quốc.
Di dân bằng việc đầu tư đang làm cạn kiệt của cải Trung Quốc
Tài sản thu về: Tính tới năm 2012, công dân đã di dân gửi về Trung Quốc 66 tỷ USD, tương đương 4.000 tỷ Nhân dân tệ (RMB). Tài sản thất thoát: Năm 2011, những người Trung Quốc có tài sản có thể đầu tư hơn 6 triệu RMB lên đến 33.000 tỷ RMB, trong đó 2.800 tỷ RMB đã chuyển ra nước ngoài.
Số tiền mà người giàu đầu tư ra hải ngoại vượt xa số của cải họ mang về cho Trung Quốc. Vậy chính xác họ đang đầu tư vào điều gì?
Những nhà đầu tư Trung Quốc đang điên đảo vì bất động sản nước ngoài.
Bên cạnh việc được cấp Visa thông qua hình thức mua trái phiếu, nhiều người giới thượng lưu Trung Quốc đang đặc biệt “say mê” đầu tư vào bất động sản, và đang điên cuồng mua đất ở nước ngoài. Dân Trung Quốc trở thành người mua chính trong lĩnh vực bất động sản nước ngoài .
Khoảng giữa tháng Tư năm 2013 và tháng Ba năm 2014, người Trung Quốc đã chi hơn 221 tỷ USD cho bất động sản Hoa Kỳ, chiếm 24% tổng số giao dịch bất động sản nhà đất của quốc gia này.
Theo “Báo cáo thường niên 2014 về tình trạng Di cư Quốc tế của Trung Quốc”, công dân nước này là những nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn lớn vào bất động sản của thành phố Vancouver, Brisbane, và London.
Việc mua nhà đất được người Trung Quốc thực hiện lên đến 20-40% trong tổng số giá trị giao dịch của bất động sản địa phương. Nhưng giao dịch này như lời tuyên bố: “Chúng tôi muốn tất cả các bạn biết rằng chúng tôi đã đánh dấu tên mình cho hầu như mọi thứ trên thế giới”.
Trí Thức Trẻ/CafeBiz