Giới phân tích: Không thể “đánh chìm” kinh tế Nga
Những lệnh cấm vận của phương Tây và giá dầu liên tục suy giảm đang khiến nền kinh tế Nga lâm vào tình trạng “điêu đứng”, thậm chí đứng trước nguy cơ sụp đổ nếu tình hình không được cải thiện.
- 12-01-2016Kinh tế khó khăn, chính phủ Nga cắt giảm chi tiêu
- 31-12-2015Kinh tế Nga có nguy cơ tiếp tục suy thoái trong năm 2016
- 30-12-2015Đồng ruble mất giá có thể ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế Nga
- 28-12-2015Nhìn lại thế giới 2015: Một năm nhiều khó khăn với kinh tế Nga
- 10-12-2015Thủ tướng Medvedev: Kinh tế Nga đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất
- 30-11-2015Con số 30 USD đe dọa nền kinh tế Nga
Tuy nhiên, giới phân tích ngân hàng Thụy Sỹ cho rằng nền kinh tế Nga sẽ không thể bị “đánh chìm”.
Nhận định trên do chuyên gia phân tích Matthias Siller thuộc ngân hàng Barins của Thụy Sỹ đưa ra.
Theo Matthias Siller, giới lãnh đạo Nga hiện đang vẫn có thể yên tâm về nền kinh tế của mình. Nhờ những biện pháp đúng đắn và kịp thời, Nga gần như đã xây dựng được hệ thống “miễn dịch” đối với các cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Mặc dù hiện giới phân tích trên toàn thế giới đánh giá nền kinh tế Nga đang mất ổn định, giá dầu vẫn đang ở mức thấp nhưng nền kinh tế Nga vẫn đang thể hiện có một nền tảng vững chắc đáng ngạc nhiên, giới lãnh đạo Nga hiện không có gì phải lo lắng trước những đánh giá nền kinh tế Nga có thể sụp đổ.
Siller cho rằng sự lạc quan của giới lãnh đạo Nga là hoàn toàn có cơ sở bởi các lý do sau:
Thứ nhất, khả năng thanh toán quốc gia của Nga vẫn ổn và không chịu bất cứ mối đe dọa nào. Trong bối cảnh đang bất chính trị và phải chịu những biện pháp cấm vận của phương Tây, Nga vẫn chứng minh được rằng nền kinh tế của Nga không thể bị “đánh chìm”.
Thứ hai, mặc dù giá đồng ruble giảm mạnh nhưng tình hình lạm phát của Nga vẫn đang được kiểm soát tốt. Giá dầu giảm thực chất lại đang làm lợi cho nền kinh tế Nga vì tiền ruble thu về từ bán dầu bằng USD tăng cao, dẫn đến khả năng tự bảo vệ của nền kinh tế Nga cũng được củng cố.
Theo Siller, quyết định của Ngân hàng Trung ương Nga đưa ra năm 2014 về việc sẽ không can thiệp vào thị trường tiền tệ và thả nổi đồng ruble có vai trò quyết định để duy trì sự ổn định của nền kinh tế Nga.
Đồng thời, Ngân hàng Trung ương Nga cũng áp dụng một loạt biện pháp để loại bỏ các ngân hàng yếu kém, tăng cường tiềm lực cho các ngân hàng chủ chốt và hệ thống tài chính quốc gia cũng phản ứng linh hoạt hơn với những thay đổi của thị trường.
Ngoài ra, mảng kinh tế tư nhân của Nga cũng đang có những thay đổi đáng kể: hiện đang xuất hiện ngày càng nhiều các công ty IT của Nga có thể cạnh tranh sòng phẳng với các công ty IT quốc tế.
Điều đó cho thấy Nga đã xây dựng được nguồn lực con người có trình độ cao và đang được Chính phủ ưu tiên hỗ trợ phát triển.
Đồng ruble suy yếu là tín hiệu tốt cho kinh tế Nga
Hơn nữa, ở thời điểm hiện tại, Nga cũng không thực sự có nhu cầu quá cấp thiết về các khoản đầu tư nước ngoài vì nguồn vốn chủ lực vẫn ở mức khá cao. Trọng tâm chính đang được dồn vào ngành sản xuất các sản phẩm thay thế nhập khẩu.
Trong đó, nền sản xuất xe ô tô đang được “Nga hóa” khá mạnh, đồng thời Nga cũng xây dựng được tiềm lực không nhỏ cho ngành công nghiệp sản xuất và chế biến các sản phẩm lương thực.
Điểm tích cực khác là Nga hiện vẫn đang duy trì được cán cân thương mại theo chiều hướng tích cực, ngay cả khi giá dầu ở mức khá thấp như hiện nay.
Chính những yếu tố trên, theo kết luận của Matthias Siller, sẽ giúp nền kinh tế của Nga không bị “đánh chìm”.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ RIA Novosti, một trong những hãng tin lớn nhất tại Nga, đặt trụ sở chính tại Moscow và hơn 80 văn phòng trên khắp thế giới.
Infonet