MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Google ơi, làm sao để nghỉ việc?

13-09-2015 - 09:07 AM | Tài chính quốc tế

Có đến hàng triệu người truy cập mạng mỗi ngày đặt cho Google những câu hỏi hóc búa về nhiều vấn đề khác nhau. Và chúng tôi đã thử trả lời một câu hỏi phổ biến nhất.

Những người khốn khổ có thể làm một số điều khác thường, đặc biệt là khi họ bị dồn nén trong công việc.

Gần đây tôi đã nói về một trường hợp khá đặc biệt. Nhân viên trong một công ty luật bị nghi ngờ thực hiện hành vi mờ ám liên quan nước rửa tay trong nhà vệ sinh nam bị nhân viên tạp vụ phát hiện. Nghi vấn vẫn chưa được sáng tỏ cho đến khi cuộc điều tra được tiến hành, từ đó phát hiện được nguyên nhân. Một nhân viên bất mãn đã đi vệ sinh vào túi xà phòng rửa tay rồi lắp chúng trở lại tường.

Lý do: người đó cảm thấy khó chịu với môi trường làm việc và tất cả mọi thứ xung quanh. Và người này đã tiến quá xa, thậm chí sáng tạo một số cách thức để thể hiện bất mãn.

Nhưng, tại sao lại phải nhét bản thân trong một công việc trở nên quá sức chịu đựng? Tại sao không đơn giản là từ bỏ và tìm một việc khác?

Mọi thứ không đơn giản như vậy. Khi bạn nhập kí tự "làm thế nào để từ bỏ ...?" vào công cụ tìm kiếm Google, thì số lượng kết quả tìm kiếm hiện ra chỉ toàn “Làm thế nào để bỏ thuốc lá?” và “Làm thế nào từ bỏ cần sa?”.

Không phải ngẫu nhiên mà các loại thuốc gây nghiện như nicotin xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google. Sự tương đồng nằm ở chỗ bất cứ ai từng cố gắng cai thuốc lá đều bị stress hành hạ. Nicotine như con quỷ làm cho chúng ta không mảy may nghi ngờ cuộc sống không có thuốc lá không chỉ là điều "khó khăn" mà còn là điều không thể.

Những người phải làm việc như xác sống mà không thể từ bỏ cũng lâm phải tình cảnh tương tự: tôi biết công việc khủng khiếp này đang ăn mòn mình nhưng tôi vẫn phải thanh toán những hóa đơn, đúng không?

Phần "Làm thế nào" là phần dễ trả lời hơn. Chỉ cần từ chức. Vì vậy, đó không phải là vấn đề thực sự. Câu hỏi thực sự là làm thế nào chúng ta có thể từ bỏ một công việc không thể chịu đựng được hoặc nơi làm việc mà không phải gánh chịu tất cả những rủi ro đằng sau.

Tất nhiên có nhiều rủi ro hiển hiện trước mắt. Trong tình cảnh thất nghiệp thì không lấy gì làm ngạc nhiên khi những cái dần làm chúng ta chết dần chết mòn chính là chi phí hóa đơn, lãi vay ngân hàng và chi phí chăm sóc con cái.

Trong lúc cảm thấy bế tắc dường như không thế vượt qua được, nhiều người trong chúng ta chỉ biết chờ đợi cho một ngày làm việc kết thúc. Thời gian cứ như vậy mà mất đi. Theo một cuộc khảo sát của Gallup năm 2013 cho thấy có đến khoảng 63% lực lượng lao động toàn cầu không muốn gắn bó với công việc (so với 13% lượng người gắn bó với công việc).

Đáng nói hơn là tăng trưởng về số lượng trong nhóm người ngưng gắn bó công việc một cách chủ động: 23% là con số được cập nhật gần đây nhất. Đó là nhóm người không hề có hứng thú với công việc của họ nhưng cũng không thể bỏ việc vì bất kỳ lý do gì.

Vì vậy, họ nghĩ ra cách trả thù sếp cũng như đồng nghiệp và thậm chí với cả bản thân họ. Tỉ lệ người tự làm hại bản thân, bao gồm cả lạm dụng đồ uống có cồn, đang tăng nhanh dần chạm mức dịch bệnh.

Ảnh: Hulton Archive / Getty

Bản năng của chúng ta là lùi lại và chạy trốn. Nhưng thay vào đó, chúng ta trở nên phụ thuộc nhiều hơn và thậm chí bị thu hút vào các tổ chức gây nên nỗi đau cho mình. Đây là tình trạng mọi người hay gọi là nỗi đau thắt lưng buộc bụng.

Để giữ cho một xã hội gắn bó và bị ám ảnh bởi công việc, đặc biệt là khi các vấn đề thỏa mãn nhu cầu vật chất đã được giải quyết, những lời khuyên được nhồi nhét vào đâu mọi người một cách bài bản theo kiểu các vấn đề chỉ có 2 mặt trắng và đen.

Các luận điệu được đưa ra như sau: nếu bạn không sẵn sàng để từ bỏ công việc vì hoàn cảnh khó khăn; thì hãy dành vài ngày tại khu nghỉ dưỡng nào đó, uống nước tăng lực và tự hỏi điều gì sai.

Dưới đây là một số gợi ý khác: bạn không thích công việc của bạn?! Hãy thử so sánh với những công việc khác trên toàn thế giới – vì dụ như những người bắt chuột của Mumbai (Ấn Độ), được coi là một trong những việc tồi tệ hơn bao giờ hết – liệu bạn còn phàn nàn về công việc của mình nữa không?. Vì vậy hãy thôi phàn nàn.

Điều này ép chúng ta vào ràng buộc kép sai trái. Bạn có thể làm "điều đúng đắn" và thoát khỏi cơn ác mộng của riêng cá nhân của bạn hoặc theo mặc định, xem xét cho mình một đặc quyền tự giải thoát khỏi xã hội. Lựa chọn là của bạn.

Cho đến cùng, không ai có thể trả lời "làm thế nào" để bạn bỏ việc. Nó có vẻ như một vấn đề kỹ thuật đơn thuần, nhưng nó thực sự là một vấn đề thuộc phạm trù đạo đức. Tuy nhiên, nó là giá trị được nhận thức của các bẫy ý thức hệ nằm trong chờ đợi, được thiết kế cẩn thận để bảo tồn một thế giới chỉ dành cho công việc mà đang dần vượt ra khỏi tầm kiểm soát.

Theo Thúy Diễm

Trí Thức Trẻ/Cafebiz

Trở lên trên