Hãy mở cửa cho người nhập cư
Các công ty thường có truyền thống liên minh với các đảng phái chính trị nhằm ủng hộ phát triển doanh nghiệp tự do và ưu tiên mức thuế thấp. Tuy vậy, có một vấn đề gây nên bất đồng quan điểm: “nhập cư”.
- 11-04-2014Đôi bên cùng có lợi
- 10-04-2014Cạnh tranh xuyên lục địa
- 07-04-2014Khi chính phủ muốn "trói" doanh nghiệp
- 06-04-2014Đi tìm biện pháp đánh thuế tối ưu
- 04-04-2014Thế giới của những "ông trùm cướp bóc" (P2)
- 03-04-2014Thế giới của những "ông trùm cướp bóc"
- 05-04-2014Chính sách thuế: "Vặt lông ngỗng" cho khéo!
- 09-04-2014Kentucky - Trung tâm hậu cần của nước Mỹ
- 08-04-2014Hào phóng như người Ireland
Mối quan hệ giữa các công ty đa quốc gia và chính phủ các nước là mối quan hệ như thế nào? Làm cách nào để phát triển mối quan hệ này sao cho cả hai bên cùng có lợi? Đó chính là chủ đề của báo cáo đặc biệt được tạp chí kinh tế nổi tiếng The Economist thực hiện mà chúng tôi xin lược dịch và mong muốn giới thiệu tới bạn đọc.
Các công ty thường có truyền thống liên minh với các đảng phái chính trị nhằm ủng hộ phát triển doanh nghiệp tự do và ưu tiên mức thuế thấp. Tuy vậy, có một vấn đề khiến doanh nghiệp và các nhà chính trị cánh hữu bất đồng quan điểm: “nhập cư”. Hầu hết đảng bảo thủ phản đối chính sách nhập cư tự do, ngược lại các doanh nghiệp yêu cầu nới lỏng các biện pháp quản lý nhập cư. Ở một số ngành đặc biệt như công nghệ có xu hướng thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới, họ mong muốn tập trung các kỹ sư xuất sắc ở cùng một địa điểm – thường là California.
Tuần trước, Mark Zukerberg – nhà đồng sáng lập Facebook đã thành lập nhóm vận động FWD.us, nhằm tổ chức chiến dịch ủng hộ cải cách nhập cư. Bên cạnh đó, trong một bài báo trên tờ Washington Post, Zuckerberg chia sẻ khi anh còn dạy ở một lớp phụ đạo cho học sinh trung học về doanh nghiệp, anh nhận thấy rất nhiều học sinh không được giáo dục đầy đủ và khó có khả năng học tiếp lên đại học khi trưởng thành.
“Trong thời đại nền kinh tế tri thức, con người được coi là nguồn tài nguyên quan trọng nhất; đây cũng là nhân tố cạnh tranh giữa các quốc gia”. Anh đã viết: “Tại sao chúng ta đánh mất hơn 40% sinh viên nghiên cứu ngành khoa học tự nhiên và thuật toán sau khi đào tạo chỉ bởi họ không mang quốc tịch Mỹ? Tại sao chúng ta lại hạn chế cấp visa hạng B1 cho những nhà nghiên cứu tài năng trong khi nguồn nhân lực quốc gia đang thiếu hụt trầm trọng; thậm chí chúng ta đều biết rằng mỗi hành động như vậy có thể tạo thêm 2 đến 3 việc làm mới cho nước Mỹ trong tương lai? Tại sao chúng ta ngăn cản các doanh nghiệp mới tiếp cận thi trường trong khi họ có đầy đủ tiềm năng để phát triển và giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp?"
FWD.us cũng nhận được nhiều sự ủng hộ từ các doanh nghiệp công nghệ khác như Reid Hoffman từ mạng xã hội Linkedln, Drew Houston từ Dropbox và Andrew Mason từ Groupon. Nhà quản lý quỹ Stan Druckenmiller cũng tham gia ủng hộ chiến dịch. Theo Joe Green – người sáng lập đồng thời là chủ tịch quỹ FWD.us: “Mối quan tâm hàng đầu đối với các ông chủ công nghệ là làm sao để thu hút nhân tài; họ ưu tiên 75% chi phí hoạt động để trả lương cho nhân viên. Hai nhân tố quan trọng thúc đẩy qui trình tuyển dụng hiệu quả là giáo dục và chính sách nhập cư. Bên cạnh đó, các doanh nhân công nghệ thường là những người tiên phong mạo hiểm. Họ đánh giá cao việc các ứng viên sẵn sàng di dân từ đất nước này qua đất nước khác. Thậm chí, tổ tiên của họ cũng từng làm như vậy.”
Tuy nhiên, chính vấn đề này đã làm đau đầu các chính trị gia Mỹ trong một khoảng thời gian dài; hầu hết các chính sách di cư hiện nay đều được thông qua từ năm 1986. Thêm vào đó, chính sách này còn mang đến sự chia rẽ giữa các Đảng phái chính trị: Đảng cộng hòa không muốn Đảng dân chủ được hưởng lợi, và ngược lại. Để giải quyết tranh chấp này, FWD.us thành lập hai tổ chức riêng biệt.
Không ngạc nhiên, các nhà điều hành chiến dịch không quên tận dụng lợi thế công nghệ của họ. Tháng 11 năm ngoái đã xảy ra sự kiện tấn công “hackathon” (hacker xâm nhập dữ liệu) diễn ra trong suốt 25 giờ, các chuyên gia kỹ thuật đã tạo ra một số công cụ mới nhằm thúc đẩy chính sách cải cách. “Push 4 Reform” (tạm dịch: Yêu cầu cải cách) là một trong số các website được lập ra để ủng hộ cuộc vận động. Tại đây, các thành viên của Quốc hội có thể tự do đưa ra quan điểm của họ về chính sách nhập cư. Một thành quả nổi bật khác là Undoculife – một trò chơi điện tử Online được thiết kế để người chơi nhập vai thành những người nhập cư bất hợp pháp.
Diễn đàn xuất nhập cảnh quốc gia là một nhóm vận động truyền thống được thành lập từ năm 1982. Ali Noorani – giám đốc điều hành nhóm chia sẻ: chúng tôi tập trung vào ba mục tiêu chính – gọi tắt là 3Bs bao gồm tôn giáo, quan chức và doanh nghiệp. Chúng có khá nhiều điểm tương đồng, ngài Noorani tin rằng: nhóm tôn giáo phát triển nhanh nhất xuất phát từ cộng đồng Hispanic (người Mỹ gốc Tây Ban Nha). Các nhân viên thực thi pháp luật đều muốn giảm nhẹ cơ chế thẩm tra giấy tờ nhập cư cồng kềnh. Các doanh nghiệp thì hứng thú với việc tìm kiếm nguồn nhân lực hiệu quả.
Nhập cư không chỉ là vấn đề của riêng nước Mỹ. Chính sách ngăn cản nhập cư ồ ạt của chính phủ Anh đang phải hứng chịu nhiều phản đối từ phía các doanh nghiệp. “Các công ty đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động đặc biệt trong các ngành như công nghệ, khoa học, kỹ thuật và thuật toán” John Crifland từ Liên đoàn công nghiệp Anh cho biết.
Cũng giống như Mỹ, Anh cũng có chính sách visa ưu tiên cho lao động có trình độ cao, tuy vậy điều này là chưa đủ. “Vấn đề không nằm ở số lượng visa được cấp mỗi năm, mà là thời gian cần thiết để xử lý chúng, và điều kiện để lao động mang theo người thân nhập cư” ngài Cridland chia sẻ. Không chỉ ở Mỹ mà bất kỳ đâu trên thế giới, lợi ích chính trị và mong muốn của doanh nghiệp trong vấn đề nhập cư chưa bao giờ có thể giải quyết cân bằng.
Thảo Phương