IMF: Đoàn kết hay là "chết"
Các nước phải đoàn kết cùng hành động mới có thể thúc đẩy kinh tế toàn cầu. Đó là lời của ông David Lipton, Phó Giám đốc điều hành thứ nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
- 26-02-2016IMF: Anh ơi, đừng rời EU
- 20-02-2016Bà Lagarde được bầu lại làm Tổng Giám đốc điều hành IMF
- 06-02-2016IMF cảnh báo nền kinh tế toàn cầu mất cân bằng do sự tụt dốc của các nước mới nổi
Trong báo cáo mới nhất, IMF đã hạ mức dự báo tăng trưởng năm 2016 xuống còn 3,4% vì những rủi ro cho nền kinh tế thế giới tăng lên. Ở thời điểm hiện tại kinh tế thế giới vẫn đang phục hồi nhưng không có cơ sở để cho thấy kinh tế sẽ tăng trưởng lâu dài. Hiện nay có có nhiều rủi ro, một số rủi ro mới nảy sinh những có lẽ cũng “dễ chữa”, theo IMF.
Chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và và tái cơ cấu là những hành động cần thiết để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, chống lại các rủi ro.
Thế giới đang phải đối mặt với rủi ro gì?
Tại Châu Âu, đó là vấn đề nợ và bảng cân đối thu chi của doanh nghiệp tư nhân. Các ngân hàng có nhiều khoản “nợ xấu”.
Tại Mỹ, đó là vấn đề dân số đang già hóa, tạo áp lực lên chi tiêu công, nhu cầu phát triển thêm cơ sở hạ tầng.
Nhật Bản đang phải đối mặt với giảm phát.
Các thị trường mới nổi phải lo việc chi tài sản cố định giảm mạnh và nợ của khối tư nhân ngày càng nhiều.
Những lo ngại về nền kinh tế toàn cầu đã đè nặng lên thị trường tài chính trong năm nay. Các chỉ số giá cổ phiếu giảm hơn 6%, cũng có nghĩa là thị trường toàn cầu đã mất trên 6 nghìn tỷ USD, tương đương với 8,5% GDP của tất cả các nước cộng lại. Con số này đã bằng gần một nửa của lúc cao điểm của khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi 12,3 nghìn tỷ USD bốc hơi khỏi thị trường.
Giá hàng hóa sẽ giảm mãi?
Giá dầu thô vẫn ở dưới mức 40 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với hồi năm 2014 khi mỗi thùng có giá 100 USD. Các nước xuất khẩu phải hiểu rằng giá hàng hóa sẽ còn ở mức thấp trong thời gian dài nữa nên điều phải làm là nâng cao hiệu quả chi tiêu công, tăng năng lực cho các tổ chức tài chính và đẩy mạnh tăng doanh thu của các ngành phi hàng hóa.
Những hiệp định thương mại như TPP cũng là cách tăng cường trao đổi kinh tế giữa các nước. Tuy nhiên, ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump chỉ trích TPP, cho đó là thỏa thuận có lợi cho Trung Quốc dù nước này không phải là thành viên hiệp định.
Moody’s cũng đã cảnh báo rằng việc giá dầu giảm giá trong nhiều ngày và Trung Quốc giảm tốc sẽ ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng toàn cầu. Tổ chức này dự báo tăng trưởng của các nước G-20 năm nay chỉ đạt 0,3% - 1,8%.