MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khi gia đình là lực cản ...

15-05-2015 - 13:05 PM | Tài chính quốc tế

Trong không ít trường hợp, chính gia đình lại là nhân tố cản trở sự thành công của một tập đoàn.

Hai trong số các vở kịch được chiếu trên truyền hình thành công nhất đều nói về các công ty gia đình. Vở “Dallas” nói về câu chuyện J.R. Ewing đấu tranh với những người anh trai, anh cùng cha khác mẹ và cả anh rể để giành quyền kiểm soát Ewing Oil. Trong khi đó “Dynasty” cũng nói về một “vương triều dầu mỏ” khác: nhà Carrington. Các nhà sản xuất biết rằng tiền bạc và gia đình là hai nhân tố tạo nên một vở kịch hoàn toàn.

Koch Industries, tập đoàn dầu khí và hàng hóa khổng lồ có trụ sở ở Wichita, Kansas, sẽ khiến những gì diễn ra vở kịch “Dallas” xem ra vẫn là bình lặng. Những cuộc cãi vã trong gia đình đã tiêu tốn hàng triệu USD cho các chi phí liên quan đến luật pháp, thậm chí Koch Industries có không ít lần đứng trước nguy cơ bị xé nhỏ.

Koch Industries được thành lập bởi Fred Koch, người đã có công sáng tạo ra nhiều cách để có thể thu về nhiều xăng hơn trên mỗi gallon dầu. Con trai thứ hai của ông, Charles, trở thành người kế nhiệm cha mình sau khi trở thành CEO. David – em của Charles – trở thành một cấp phó trung thành.

 

 

Tuy nhiên, chính điều này đã tạo nên xung đột rất lớn với hai người con còn lại là cậu cả Fred và đặc biệt là Bill – người em sinh đôi của David. Bill và Fred bắt đầu đâm đơn kiện “hoàng tử Charles”  và người đồng hành David. Những vụ kiện kéo dài suốt 2 thập kỷ và cuối cùng 4 anh em hòa giải vào năm 2001 (chí ít là trên thông báo chính thức).

Những cuộc cãi vã không phải là điều gì bất thường ở các công ty gia đình trị lớn nhất thế giới. Sumner Redstone, cổ đông lớn của một loạt các công ty truyền gồm CBS, Viacom và National Amusements, không thể hòa hợp với các con (Brent và Shari) về chuyện người kế nhiệm. Hai gia tộc sở hữu các hãng xe Porsche và Volkswagen cũng đấu đá tranh giành trong hàng thập kỷ mặc dù họ là ruột thịt với nhau.

Một số công ty gia đình vẫn duy trì được sức mạnh dù cãi cọ không ngớt. Koch Industries là một công ty rất thành công với hơn 100.000 nhân công và doanh thu hàng năm vào khoảng 115 tỷ USD. Hai công ty sản xuất giày thể thao hàng đầu thế giới là Adidas và Puma được thành lập bởi hai an hem “không đội trời chung” Adolf và Rudolf Dassler. Cả hai đều có được những công ty hùng mạnh cùng đặt nhà máy ở thị trấn quê nhà Herzogenaurach.

Tuy nhiên, những cuộc cãi vã cũng khiến nhiều công ty gia đình tan tác, thậm chí là biến mất.

Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến mâu thuẫn là câu hỏi về người kế vị. Nhiều người sáng lập không sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho người kế vị. Haldor Topsoe vẫn là chủ tịch của công ty do ông sáng lập cho tới khi qua đời ở tuổi gần 100. Arnold Maersk McKinney Moeller nghỉ hưu và rời khỏi vị trí ông chủ của Maersk (công ty vận chuyển container lớn nhất thế giới) ở tuổi 80 nhưng vẫn tiếp tục là một cái bóng quá lớn cho tới khi ông qua đời ở tuổi 98.

So với các loại hình khác, các công ty gia đình sẽ dễ dàng chao đảo khi có người đột ngột qua đời. Kết quả nghiên cứu hơn 5.000 công ty gia đình trên toàn thế giới cho thấy sự kiện một CEO qua đời đột ngột sẽ khiến khả năng của công ty suy giảm tới 30%. Cái chết của người chồng hoặc vợ hoặc con sẽ ảnh hưởng 10%. Kể cả sự kiện một người trong gia đình nhập viện cũng tạo ra ảnh hưởng.

Vấn đề lớn nhất đối với các công ty gia đình là người kế vị kém cỏi hơn người sáng lập cả về khả năng cũng như đạo đức. Warren Buffett từng so sánh việc chọn người kế thừa cũng giống như “chọn lựa đội tuyển tham gia Olympic 2020 bằng cách chọn ra đứa con trai già nhất của người đoạt huy chương vàng năm 2000”.

Các CEO là người trong dòng tộc cũng khó có thể bị sa thải dù năng lực hạn chế. Francisco Perez-Gonzalez (đến từ trường kinh doanh Stanford) so sánh lợi nhuận của 500 công ty lớn nhất nước Mỹ trong 3 năm trước và sau khi chuyển giao quyền lực. Theo đó, lợi nhuận của các công ty có CEO không phải là người trong gia đình cao hơn 2 điểm phần trăm so với các công ty có CEO là người trong gia đình. Các giáo sư Morten Bennedsen và Kasper cũng nghiên cứu hơn 5.300 công ty tư nhân ở Đan Mạch và đưa ra kết luận tương tự.

Mặc dù nhìn chung thì các công ty gia đình đáng tin cậy hơn, lòng tin có thể nhanh chóng bị xóa tan. Các nhà sáng lập có thể tận hưởng lòng tin đó, nhưng lòng tin đối với người kế nhiệm chắc chắn sẽ bị giảm sút dù họ có làm tốt đến đâu. Billy Vanderbilt đã khiến tài sản của cha anh tăng lên gấp đôi trong vòng 7 năm, nhưng vẫn không thể tạo ấn tượng trong lòng nhà đầu tư.

Những công ty tốt nhất sẽ cố gắng hết sức để niềm tin ấy không bị xói mòn. Họ buộc những người thừa kế phải tôi luyện tinh thần doanh nhân bằng cách lập một thị trường mới hoặc bước vào một ngành hoàn toàn khác.

Các công ty gia đình còn đối mặt với nhiều rủi ro khác. Nếu quy mô gia đình nhân lên quá nhanh, tỷ lệ sở hữu sẽ ngày càng bị pha loãng. Ví dụ, nhà Mulliez có tới 780 thành viên, trong đó 600 người có cổ phần sở hữu của công ty của gia đình. Nhà Wendel có hơn 1.000 người tham gia vào Wendel Participations, công ty mẹ sở hữu gần 40% Wendel.

Sự pha loãng này đem đến nhiều rắc rối. Ai sẽ điều hành công ty và ai sẽ cổ đông bị đông? Làm sao có thể đảm bảo sự hòa hợp trong gia đình khi các thành viên khác nhau có tỷ lệ sở hữu khác nhau? Những người là cổ đông bị động sẽ muốn cổ tức cao, trong khi những người trong ban quản lý sẽ muốn tái đầu tư và tăng trưởng. Gia đình càng lớn, nguy cơ xung đột càng cao.

Đế chế kinh doanh của gia đình Pritzker (trong đó có chuỗi khách sạn Hyatt) đã bị xé nhỏ. Người sáng lập để lại công ty cho 11 người anh em họ - những người muốn những thứ hoàn toàn khác nhau từ tài sản được thừa kế. Pritzkers vẫn là một gia đình hùng mạnh với nhiều tỷ phú và cả đương kim Bộ trưởng Thương mại Mỹ (Penny). Tuy nhiên đế chế xưa kia đã bị xé nhỏ.

Nhiều gia đình lại đối mặt với vấn đề hoàn toàn đối lập: có quá ít con cái. Nhóm người Parsee đã suy yếu suốt từ những năm 1950 tới nay và chỉ còn khoảng 61.000 người ở Ấn Độ. Không ai biết tại sao họ có ít con như vậy (một số người cho rằng nguyên nhân là họ kết hôn muộn hoặc do yếu tố di truyền). Tuy nhiên, rõ ràng là điều này đã ảnh hưởng đến công việc kinh doanh. Những gì đang xảy ra với dòng họ Tata giúp giải thích cấu trúc của công ty lớn nhất Ấn Độ. Khi không còn người thừa kế trong những năm 1930, gia đình này giao quyền kiểm soát công ty cho một quỹ tín thác. Vì Ratan Tata, Chủ tịch của Tata Group cho tới năm 2012, không có con, bây giờ CEO của công ty mang họ Mistry chứ không phải Tata.

>>> Lý lịch mờ nhạt của Chủ tịch Tata Group

Thu Hương

Thu Hương

The Economist

Trở lên trên