Khủng hoảng ở Hy Lạp và bài học về kiểm soát dòng vốn
Khi một quốc gia bất chợt nhanh chóng cạn kiệt tiền mặt, quốc gia đó thường cố gắng ngăn chặn hiện tượng “chảy máu vốn” bằng cách đặt giới hạn cho số vốn có thể chảy ra khỏi biên giới. Không may cho Hy Lạp, lịch sử cho thấy các biện pháp kiểm soát vốn hiếm khi có hiệu quả.
- 01-07-2015Hy Lạp không còn đường lùi
- 01-07-2015Hy Lạp chính thức vỡ nợ
- 30-06-2015Mắc kẹt ở Hy Lạp
Hôm qua (29/6), Hy Lạp – vốn đang có nền kinh tế suy thoái – đã gia nhập danh sách dài các quốc gia triển khai các biện pháp này để ngăn chặn kịch bản hệ thống tài chính sụp đổ.
Theo nghiên cứu của IMF, mặc dù đã có khoảng hơn một chục quốc gia (từ Mexico tới Iceland và Thái Lan) áp đặt các biện pháp này kể từ Thế chiến thứ nhất, chỉ có rất ít nước với nền kinh tế cũng như chính trị đủ mạnh mới có thể thành công trong việc giảm tốc độ tháo chạy của dòng vốn.
Do đó, Hy Lạp đang đứng trước một thử thách rất lớn. “Với Hy Lạp, quá nhiều tiền đã bị rút khỏi đất nước này. Tình thế giống như đóng cánh cửa sau khi đàn ngựa đã rời khỏi chuồng”, Michael Klein – giáo sư nghiên cứu kinh tế quốc tế tại ĐH Tufts – nhận định. Đối với các nước đang ở trong khủng hoảng, vấn đề là các biện pháp kiểm soát vốn hiệu quả đến đâu.
Sau khi nghiên cứu 37 trường hợp từ năm 1995 đến 2010, đối với Hy Lạp, nhà đầu tư sẽ không quay trở lại là kịch bản có khả năng xảy ra cao nhất. Đồng thời, sẽ tiếp tục có dòng tiền bị rút ra vì người dân Hy Lạp cố gắng đưa tiền ra nước ngoài.
Bài học của quá khứ
Áp dụng biện pháp kiểm soát vốn ngày càng được các chính phủ sử dụng nhiều hơn trong thời kỳ hỗn loạn. Các quốc gia gồm Thái Lan, Malaysia và Indonesia đã áp dụng các biện pháp này trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.
Gần đây nhất, Iceland đã triển khai các biện pháp kiểm soát vốn vào năm 2008. Đồng krona ổn định trong một thời gian ngắn sau đó. IMF nhận định các biện pháp này giúp Iceland dễ thở hơn.
Quyết định được đưa Hy Lạp đưa ra 2 năm sau khi đảo Síp (một quốc gia cũng là thành viên của Eurozone) giới hạn chuyển tiền sau khi hệ thống ngân hàng rơi vào khủng hoảng. Trong trường hợp của Síp, các biện pháp kiểm soát vốn được hỗ trợ tài chính từ các định chế tài chính quốc tế. Có thể nói Síp đã thành công khi hạn chế được số tiền bị chuyển ra nước ngoài và cung cấp cho Hy Lạp thời gian để cải cách.
Không thể hoàn trả khoản nợ 95 tỷ USD, Argentina đã “đóng băng” các khoản tiền gửi trong ngân hàng, tịch thu tiền trong tài khoản tiết kiệm của người đã về hưu và cấm chuyển tiền ra nước ngoài để bảo vệ đồng nội tệ đang neo vào USD cũng như hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên các biện pháp này đã dẫn đến cuộc bạo động khiến ít nhất 27 người thiệt mạng, xói mòn niềm tin vào Chính phủ và làm trầm trọng thêm một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Cuối cùng Argentina đã phải bỏ chế độ neo vào USD và khiến tiền tiết kiệm của người dân giảm hơn 2/3 giá trị.
Giống như quốc gia Nam Phi trước khi “nhổ neo”, Hy Lạp cũng không có số tiền cần thiết để chi tiêu và không có khả năng in euro. Do đó các biện pháp kiểm soát vốn gần như sẽ trở nên vô dụng.
Bài học ở Argentina chính là dấu hiệu cho thấy các lãnh đạo Eurozone, trong đó có cả Thủ tướng Đức Angela Merkel, chắc chắn sẽ đối mặt với những lựa chọn khó khăn khi quyết định phải làm gì để giữ Hy Lạp ở lại eurozone.