Kinh tế Trung Quốc mất đà tăng trưởng
Louis Kuijs, chuyên gia đến từ ngân hàng Royal Bank of Scotland chi nhánh Hồng Kông, dự báo chính phủ Trung Quốc sẽ phải tung ra nhiều hơn các biện pháp quyết liệt hơn để hỗ trợ tăng trưởng.
- 13-08-2014QE kiểu Trung Quốc
- 12-08-2014Những điều khó tin chỉ có tại Trung Quốc
Tháng trước, hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại. Cùng với các số liệu về tăng trưởng tín dụng và đầu tư thấp hơn dự báo, các con số này cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang mất đà tăng trưởng.
Theo báo cáo vừa được Tổng cục thống kê Trung Quốc công bố, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của tháng 8 là 51,1 điểm, thấp hơn mức dự báo trung bình 51,2 điểm được đưa ra trước đó. Chỉ số PMI cuối cùng do HSBC và Markit Economics công bố ở mức 50,2 điểm. Như vậy cả hai chỉ số này đều giảm so với tháng trước.
Hoạt động sản xuất suy giảm và thị trường bất động sản lao dốc tạo thêm áp lực cho chính phủ Trung Quốc trong nỗ lực đạt mục tiêu tăng trưởng 7,5% trong năm nay.
Louis Kuijs, chuyên gia đến từ ngân hàng Royal Bank of Scotland chi nhánh Hồng Kông, dự báo chính phủ sẽ tung ra nhiều hơn các biện pháp quyết liệt hơn để hỗ trợ tăng trưởng.
Một báo cáo khác cho thấy tín dụng tăng trưởng âm trong tháng 7 sau khi tăng trưởng tốt trong tháng 6. Thống đốc NHTW Trung Quốc Châu Tiểu Xuyên sẽ phải nới lỏng chính sách để duy trì tăng trưởng nếu tình trạng này tiếp diễn.
*: PMI (Purchasing Management Index) là chỉ số đo lường mức độ hoạt động mua sắm trong lĩnh vực sản xuất. Chỉ số này vượt quá 50 là dấu hiệu cho thấy hoạt động sản xuất được mở rộng, trong khi dưới 50 điểm báo hiệu hoạt động sản xuất bị co hẹp.
Để đưa ra chỉ số này các nhà quản lý đã nghiên cứu rất nhiều chỉ tiêu : việc làm, sản lượng, các đơn hàng mới, các nhà cung cấp, lượng hàng hóa dự trữ. Đây là chỉ số rất quan trọng được thị trường theo dõi chặt chẽ.
Thanh Thanh