Lãi suất âm sẽ không cứu được kinh tế Nhật Bản
Kích thích tiền tệ không phải là một viên đạn nhiệm màu. Tokyo cần sử dụng cả ba mũi tên của Abenomics để vực dậy nền kinh tế.
- 09-02-2016“Địa chấn” ở Nhật Bản: Nikkei mất 900 điểm, lợi suất trái phiếu bằng 0
- 29-01-2016Đến lượt Nhật Bản áp dụng lãi suất âm
- 15-01-2016Sự thật đau đớn đằng sau mức lãi suất âm mà Nhật Bản mong đợi
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda đã tuyên bố hôm 29/1 rằng ông sẽ yêu cầu các ngân hàng tăng khoản dự trữ lên 0,1% để khuyến khích các ngân hàng cho doanh nghiệp vay nhiều hơn. Tuy nhiên, giống như nhiều lần trước, dự đoán của Kuroda lại sai.
Sau khi trở thành thống đốc vào tháng 3/2013, Kuroda đã cam kết đem lại cho nền kinh tế mức lạm phát khoảng 2% trong hai năm. Kể từ đó ông đã tung ra thị trường 211 nghìn tỷ yên (1,742 nghìn tỷ USD), chủ yếu nhờ việc mua trái phiếu chính phủ Nhật Bản. Số tiền này tương đương với 40% GDP.
Vấn đề là có rất ít trong số tiền trên thực sự lưu hành trong nền kinh tế. 90% số tiền trên quay lại BOJ dưới dạng dự trữ ngân hàng.
Trong tháng 12, chỉ số lạm phát “lõi” của BOJ, tính cho tất cả hàng hóa ngoại trừ thực phẩm tươi sống, là 0,1%. BOJ đâ trì hoãn mục tiêu lạm phát 2% đến tháng 3/2017. Nhiều khả năng Nhật Bản sẽ đạt mục tiêu này trước khi nhiệm kỳ 5 năm của ông kết thúc vào tháng 3 năm 2018.
Các khoản cho vay của ngân hàng không tồn đọng vì ngân hàng thường từ chối cho vay, doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng không cần hoặc không muốn vay. Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc bán sản phẩm cũng không có nhu cầu mở rộng công suất. Bất chấp việc thu được nhiều lợi nhuận, họ cũng không tăng đầu tư. Kể cả nếu doanh nghiệp muốn đầu tư, họ có thể dùng tiền của chính mình.
Đó là lý do tại sao chính sách in tiền của Kuroda lại không thúc đẩy được tăng trưởng hoặc mức sống thực sự. Mức lương thực tế đã giảm 0,9% trong năm 2013, 2,8% trong năm 2014 và 0,9% trong 11 tháng đầu năm 2015. Không ngạc nhiên khi một cuộc thăm dò hồi tháng một của báo Nikkei cho thấy 49% người được hỏi không tin chính sách Abenomics sẽ giúp cải thiện nền kinh tế so với chỉ 27% người được hỏi vẫn tin vào điều đó.
Phải bắn 3 mũi tên cùng một lúc
Có một giải pháp. Bộ đôi Abe-Kuroda nên làm điều mà họ đã hứa: triển khai toàn bộ “ba mũi tên” của Abenomics: kích thích tiền tệ, kích thích tài chính và cải cách cấu trúc. Vấn đề là Abe đã áp dụng mũi tên thứ nhất của kích thích tiền tệ, nhưng mũi tên này không thể hoạt động nếu thiếu hai cái còn lại.
BOJ nên tiếp tục mua trái phiếu chính phủ Nhật Bản và giữ lãi suất thấp. Điều này sẽ giúp chính quyền của thủ tướng Abe triển khai mũi tên thứ hai của kích thích tài chính mà không cần lo về cuộc khủng hoảng nợ kiểu Châu Âu hoặc tăng lãi suất. Khi Kuroda nâng báo động giả về những nguy cơ tưởng tượng này, ông đã kìm hãm khả năng hồi phục lạm phát và nền kinh tế của mình.
Kích thích tài chính có một định kiến xấu ở Nhật Bản vì phần lớn số tiền này được dùng để xây “những cây cầu không đi đến đâu” hay trong trường hợp ngân sách hiện tại của Abe là dùng tiền để trả công cho khu vực nông thôn quan trọng trong bầu cử. Kích thích tài chính nên được dùng làm thuốc gây mê để thực hiện cuộc phẫu thuật cải cách cấu trúc. Thay vào đó, Đảng Dân chủ Tự do của Abe đã dùng kích thích tài chính như một loại ma túy để quên đi cuộc phẫu thuật trong một phần tư thế kỷ qua.
Có nhiều biện pháp tài chính để tăng sức mua ngắn hạn và năng suất dài hạn của nền kinh tế. Thứ nhất là miễn học phí với trường trung học phổ thông. Không giống như những nước giàu khác, các gia đình Nhật Bản phải chi hàng nghìn USD mỗi năm cho học phí và các chi phí đi kèm.
Chỉ 60% dân số Nhật Bản sống trong những hộ dân tiếp cận được với hệ thống nước thải công cộng, làm cho Nhật Bản chỉ xếp thứ 21 trong các nước OECD ở thước đo này. Điều đó làm gia tăng ô nhiễm nghiêm trọng. Nước thải từ bể phốt là một lý do mà 15% sông, hồ, vịnh và biển của Nhật Bản không đạt được tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng nước.
Nhật Bản dự kiến tăng thuế tiêu dùng thêm 2% vào tháng 10 năm 2017. Xét đến việc đợt tăng gần nhất từ 5% lên 8% vào tháng 4 năm 2014 đã đưa nền kinh tế mỏng manh này vào suy thoái, đợt tăng thuế tới nên được trì hoãn cho đến khi kinh tế đã vượt qua những mốc phục hồi thực sự như lương và sức mua của người tiêu dùng tăng ổn định.
Tất cả những biện pháp kích thích này sẽ chỉ là con số không trừ khi được dùng để hỗ trợ các cải cách nâng cao năng suất.
Hiện nay, Abe đang sử dụng các biện pháp tình thế để vực dậy nhóm nông dân cao tuổi và kém hiệu suất và do đó làm tăng giá thực phẩm trong bối cảnh thuế quan thấp sẽ có hiệu lực nếu hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương được phê chuẩn. Thay vào đó, nên thực hiện các biện pháp hiện đại hóa nông nghiệp và tự do hóa thị trường để thuế quan thấp đồng nghĩa với giá thực phẩm thấp. Nông dân nên giải phóng những cánh đồng bỏ hoang cho các mục đích sử dụng hiệu suất hơn và người tiêu dùng sẽ có sức mua tốt hơn.
Hệ thống lao động cứng nhắc của Nhật Bản đã khiến các doanh nghiệp từ chối tuyển dụng thêm nhiều nhân viên “chính thức”, những người mà họ không thể sa thải trong thời gian làm ăn khó khăn. Thay vào đó, họ tuyển dụng nhiều nhân viên “không chính thức” mà có thể bị sa thải và lương theo giờ thấp hơn một phần ba.
Ngoài ra, theo OECD, chỉ 29% các doanh nghiệp cung cấp đào tạo tại chỗ cho nhân viên không chính chức, bằng một nửa tỷ lệ ở nhân viên chính thức. Những nhân viên không được đào tạo có năng suất thấp hơn rất nhiều. Khi lực lượng lao động đang sụt giảm, Nhật Bản không thể tăng trưởng mà thiếu các cải cách lao động thực sự.
Những viên đạn nhiệm màu như tăng trưởng âm của thống đốc Kuroda sẽ không khắc phục được các vấn đề của Nhật Bản. Bi kịch là ở chỗ ba mũi tên có thể làm nên điều kỳ diệu lại đang không được sử dụng.