MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lịch sử Thái Bình Dương: thuyền buồm và tàu chiến

06-01-2015 - 09:00 AM | Tài chính quốc tế

Lịch sử khu vực Thái Bình Dương được định hình bởi những ông lớn tự tạo ra luật lệ.

"Thời đại Thái Bình Dương" là tiêu đề của báo cáo đặc biệt được đăng tải trên tờ The Economist. Báo cáo này nói về lịch sử phát triển, vị trí chiến lược và tầm quan trọng về kinh tế cũng như chính trị của khu vực Thái Bình Dương. Chúng tôi xin lược dịch và gửi tới bạn đọc đầy đủ 9 kỳ của báo cáo này. Bài viết dưới đây nói về lịch sử phát triển thương mại của khu vực Thái Bình Dương.

Di tích của nhà thờ St.Paul trên một ngọn đồi nằm trong thành phố Malacca của Malaysia là nhân chứng cho những thăng trầm thương mại ở khu vực Thái Bình Dương. Xuyên qua các lớp sương mù lạnh giá, bạn có thể thấy các tàu biển container và các tàu chở dầu di chuyển chậm chạp qua làn nước đại dương xanh của eo biển Malacca. Mỗi năm có ít nhất 70.000 con tàu di chuyển từ Thái Bình Dương tới Ấn Độ Dương thông qua eo biển này, mang theo 1/3 lượng dầu trung chuyển qua đường biển của toàn thế giới cùng nhiều loại hàng hoá khác.

Từ buổi đầu, Malacca đã là điểm trung chuyển giữa Thái Bình Dương và các đại dương khác trên thế giới. Một thời gian ngắn sau khi thành phố được thành lập năm 1400, thái giám Trịnh Hoà của triều Minh (Trung Quốc), một tín đồ đạo Hồi trung thành, đã sử dụng nó như nơi cất giấu "kho báu" sau những chuyến hành trình vượt biển. Hàng trăm chiếc tàu biển mang theo gần 20.000 thuỷ thủ, hành khách và ngựa đã vượt qua bờ Thái Bình Dương để đưa các hàng hoá như lụa, đồ sứ, trà đến các nơi xa xôi như miền đông châu Phi.

Tuy nhiên, sau năm 1433, Trung Quốc bắt đầu thực hiện cấm vận tất cả giao dịch với thế giới bên ngoài. Đây là hậu quả từ một "biến dạng" xấu xí của thương mại thời đó, các thương nhân phương Tây cải trang thành những tín đồ Kitô mang theo sứ mệnh truyền giáo nhưng thật ra là tham vọng trọng thương. Nhà thờ St Paul ban đầu có tên là "Our Lady of the Hill" (Quý cô trên đồi), được xây dựng năm 1511 bởi người Bồ Đào Nha sau khi họ lật đổ sự thống trị của Quốc vương và chiếm được Malacca năm 1511. Đây là một bước đi chiến lược để loại bỏ độc quyền giao thương các loại gia vị châu Á của Venice thông qua Địa Trung Hải. Người Bồ Đào Nha đã thực hiện được tham vọng này.

Năm 1964, người Hà Lan đã đánh bại người Bồ Đào Nha và tiếp quản sự thống trị trên đảo Malacca. Nhà thờ được cải biến sang đạo Tin lành và đổi tên thành St Paul. Họ cũng xây dựng một pháo đài gần đó và khắc lên dòng chữ VOC, dấu hiệu đại diện của Công ty Đông Ấn Hà Lan. Công ty này đã xây dựng đế chế độc quyền riêng tại quần đảo Spice. Tất cả cây đinh hương và đậu khấu sẽ bị dỡ bỏ nếu không có chứng nhận thuộc quyền sở hữu của VOC; bất cứ ai trồng các loại cây này trái phép sẽ bị bắt giữ.

Năm 1819, người Anh đánh chiếm Malacca từ tay Hà Lan, đặt chính quyền của Liên hiệp vương quốc Anh tại nhà thờ St Paul, xây dựng thêm một ngọn hải đăng ở sân trước và lưu trữ đạn dược ngay dưới tầng hầm. Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, Malacca chịu sự thống trị của quân đội Nhật Bản trong một thời gian ngắn, nhưng gần đây thành phố này đã trở lại với sự yên bình vốn có. 

Thảo Phương

huongnt

Economist

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên