Liên Hợp Quốc sẽ triệu tập cuộc gặp cấp cao về khủng hoảng tị nạn
Trước mức độ và quy mô ngày càng trầm trọng của cuộc khủng hoảng, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã triệu tập cuộc họp cấp cao vào tuần tới.
- 27-09-2015Đức đã "ăn đủ" với người tị nạn?
- 23-09-2015OECD: Sẽ có 450.000 người di cư được hưởng quy chế tị nạn lâu dài
- 22-09-2015Mỹ viện trợ bổ sung 419 triệu USD cho người tị nạn Syria
65.000 là số người tị nạn đổ vào Croatia chỉ trong 10 ngày qua. Con số này đã cho thấy mức độ báo động của cuộc khủng hoảng tị nạn hiện nay.
Chừng nào vẫn chưa tìm ra được một giải pháp hữu hiệu, thì dù các nước Liên minh châu Âu có rót hàng tỷ USD để hỗ trợ người tị nạn hay tăng cường các biện pháp kiểm soát biên giới, thì dòng người nay vẫn không hề giảm, đặt châu lục trước những thách thức vô cùng lớn.
Bộ Nội vụ Croatia ngày 26/9 thông báo, chỉ riêng trong ngày 25/9 đã có gần 10.000 người tị nạn vào nước này, một kỷ lục mới theo ngày. Tổng cộng 65.000 người tị nạn, trong đó phần lớn là người tị nạn chạy trốn xung đột tại Trung Đông đã vào Croatia trong 10 ngày qua.
Kể từ sau khi Hungary đóng cửa biên giới với Serbia, Croatia đã trở thành điểm trung chuyển lớn của người tị nạn để vào các quốc gia giàu có ở Tây và Bắc Âu.
Hầu hết những người tị nạn vào Croatia sau đó đều tìm cách chạy sang Hungary để từ đây sang biên giới Áo trước khi tới Đức. Dù tới nay chính phủ Croatia khẳng định tình hình vẫn nằm dưới sự kiểm soát, song theo các nhà phân tích, đây cũng mới chỉ là giải pháp tạm thời, bởi dòng người tị nạn sẽ chưa thể chấm dứt.
Trong khi đó, truyền thông châu Âu liên tục những ngày qua đưa tin về nguy cơ một làn sóng di cư mới từ Lebanon, một quốc gia láng giềng của Syria.
Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng và chính sách láng giềng Johannes Hahn, Lebanon là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhất khu vực kể từ khi nước này tiếp nhận hơn 1 triệu người tị nạn Syria.
Bất ổn ở Syria đã khiến hơn 250.000 người thiệt mạng và hàng triệu người phải rời bỏ đất nước. Do đó, làn sóng di cư mới đổ vào các nước châu Âu có thể sẽ bắt nguồn Lebanon. Hơn Lebanon, quốc gia đang đối mặt với bất ổn chính trị, cũng đang phải vật lộn với tỷ lệ thất nghiệp cao và nợ công quá lớn.
Giới lãnh đạo Liên minh châu Âu mới đây đã đồng ý cung cấp cho các cơ quan của Liên hợp quốc 1 tỷ euro để hỗ trợ khoảng 4 triệu người tị nạn Syria hiện đang sinh sống tại các nước láng giềng ở Trung Đông, trong đó có Lebanon.
Liên Hợp Quốc ngày 26/9 cho rằng, thế giới đã chần chừ quá lâu để ứng phó với cuộc khủng hoảng người tị nạn gây ra do các cuộc chiến tại Syria và đây cũng chính là lý do khiến vấn đề ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn Antonio Guterres nói: “Điều tồi tệ nhất là xung đột chưa chấm dứt và vẫn còn tiếp tục. Và các nước phát triển đã không hiểu được sự cần thiết phải hỗ trợ các nước láng giềng của Syria như Lebanon, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ. Những nước này đang phải đối mặt với những hệ lụy vô cùng về kinh tế và xã hội do làn sóng người tị nạn từ Syria ồ ạt đổ vào”.
“Cuộc sống người tị nạn ngày càng trở nền tồi tệ và phần lớn sống dưới mức đói nghèo và hơn cả là họ không có hi vọng vào tương lai. Vì thế, nếu không có hòa bình tại Syria và không có sự hỗ trợ lớn dành các nước láng giềng tôi nghĩ chúng ta sẽ phải đối mặt với làn sóng di dân nguy hiểm mà không ai có thể lường trước được sẽ diễn ra như thế nào”, Cao ủy Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho hay.
Trước mức độ và quy mô ngày càng trầm trọng của cuộc khủng hoảng, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã triệu tập một cuộc gặp cấp cao vào giữa tuần tới để thảo luận về vấn đề này.
VOV