Lithuania chỉ gia nhập Eurozone… cho có?
Sự xuất hiện của Lithuania trong khối euro đúng vào thời điểm rất đáng lo lắng của cộng đồng tiền tệ chung này vì họ vẫn đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ nần suốt cả một thời gian dài vừa qua mà đỉnh điểm là năm 2010.
- 31-01-201540% người Italy muốn rời Eurozone
- 26-01-2015Cổ phiếu nào đang được hưởng lợi từ việc Euro mất giá?
- 22-01-2015QE kiểu châu Âu: 60 tỷ euro sẽ được bơm vào châu Âu mỗi tháng
Nội dung nổi bật:
- Lithuania vừa gia nhập eurozone ngày 1/1 vừa qua, vào đúng thời điểm rất đáng lo lắng vì cuộc khủng hoảng nợ ở eurozone vẫn chưa chấm dứt.
- Theo một cuộc trưng cầu dân ý chính thức của Eurobarometer, 63% người dân Lithuania có “cái nhìn tích cực” về đồng euro, tăng 13% điểm so với hồi tháng 6 năm ngoái.
Mặc cho những sợ hãi dai dẳng về sức khỏe kinh tế của khối đồng tiền chung euro và nỗi lo về sự ra đi của Hy Lạp, quốc gia vùng Baltic với dân số vỏn vẹn chỉ 3 triệu người này đã chính thức gia nhập Eurozone vào ngày 1/1 vừa qua.
Để đạt yêu cầu, Lithuania phải hội đủ 5 “tiêu chuẩn” về kinh tế, trong đó có sự ổn định về giá cả và tỉ giá hối đoái, nợ chính phủ và thâm hụt ngân sách thấp. Người dân nước này sẽ đổi đồng lita của mình lấy đồng euro theo tỉ lệ 1: 3,4528.
Hành trình gia nhập khối euro của Lithuania cũng giống hệt các quốc gia Đông Âu khác như Estonia, Slovakia, và gần đây nhất là người láng giềng Latvia: gia nhập EU vào năm 2014 và sau đó tiếp tục trở thành thành viên khối euro.
Sự xuất hiện của Lithuania trong khối euro đúng vào thời điểm rất đáng lo lắng của cộng đồng tiền tệ chung này vì họ vẫn đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ nần suốt cả một thời gian dài vừa qua mà đỉnh điểm là năm 2010.
Tuy nhiên, được chính thức trở thành thành viên khối euro là điều mà nhiều quốc gia đều mong muốn để hội nhập với các nước Tây Âu giàu có, như lời Bộ trưởng bộ tài chính Lithuania, Rimantas Šadžius, phát biểu với CNBC: “Khối euro đang trong quá trình phát triển. Đây là lí do chính khiến tôi rất lạc quan về tương lai của đồng euro.” Ông cũng cho rằng việc điều hành khối tiền tệ chung này là “rất phức tạp” nhưng “khá hiệu quả.”
Sự phục hồi của cộng đồng tiền tệ non trẻ này vào cuối năm 2013 đã không được như mong đợi và tăng trưởng kinh tế của khối euro hiện đang bị cho là “yếu” trong suốt năm 2014. Trong khi đó, tỉ lệ lạm phát hiện ở sâu dưới 2%, mức mà ngân hàng trung ương châu Âu đặt mục tiêu phải đạt được, và tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn rất cao ở một vài quốc gia trong khối.
Những nhiệt tình lẫn háo hức của thường dân Lithuania về một “chân” trong khối euro đã tăng lên trong những tháng gần đây. Theo một cuộc trưng cầu dân ý chính thức của Eurobarometer, 63% người dân Lithuania có “cái nhìn tích cực” về đồng euro, tăng 13% điểm so với hồi tháng 6 năm ngoái. Ngoài ra, gần 3/4 (73%) người dân Lithuania cho biết họ “lạc quan” về tương lai của khối euro. Bộ trưởng Šadžius cũng cho biết rằng sở dĩ người dân Lithuania háo hức gia nhập khối euro chủ yếu là vì lý do kinh tế hơn là yếu tố vai trò của Nga ở khu vực Đông Âu. Ông nói: “Tôi cho rằng theo thời gian, khi chúng tôi sử dụng đồng euro và chúng tôi mang lại lợi ích cho đất nước Lithuania thì sự ủng hộ dành cho đồng tiền này sẽ tăng lên.”
Tuy nhiên, quốc gia này có thể sẽ là thành viên mới cuối cùng của khối euro trong thời gian ngắn sắp tới vì Romania là quốc gia duy nhất trong EU đặt mục tiêu bắt đầu sử dụng đồng euro mãi vào năm 2019.
Các thành viên EU khác như Đan Mạch và Anh đã chọn phương án không sử dụng đồng euro, còn những thành viên khác như Bulgaria, Croatia, Cộng hòa Czech, Hungary và Ba Lan hiện thời không đặt mục tiêu sử dụng đồng tiền chung này.
Lê Thanh Hải