Nếu EU tan rã, hãy đổ lỗi cho những điều này
Liên minh châu Âu EU giống như một giấc mơ, mà giấc mơ nào cũng chấm dứt khi gặp thực tế phũ phàng.
- 27-03-2016Lệnh cấm vận chống Nga làm Italy thiệt hại gần 4 tỷ euro
- 24-03-2016Bỉ "bốc hơi" khoảng 4 tỷ Euro sau khủng bố tại Brussels
- 21-03-2016Anh rời EU sẽ gây sốc nghiêm trọng cho nền kinh tế
EU không thể duy trì sự thống nhất về kinh tế và chính sách tiền tệ bởi mỗi nước lại có một con đường riêng.
Khủng hoảng nợ tại châu Âu mới chỉ là dấu hiệu đầu tiên cho thấy EU gặp vấn đề về tổ chức. Bao nhiêu năm nay, Đức cho các nước nghèo hơn trong khối EU vay tiền bằng đồng EUR, đổi lại, các nước này phải mua đồ sản xuất tại Đức. Nhưng không chỉ Đức mà nhiều nước trong khối cũng làm vậy, để kích thích xuất khẩu. Kết quả là mất cân bằng thương mại. Hy Lạp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ireland trở thành những con nợ khó đòi.
Châu Âu đang oằn mình chống chọi với các vấn đề khác, từ cuộc khủng hoảng di cư làm căng thẳng chính trị đến nguy cơ Anh sẽ ra khỏi EU. Và người ta bắt đầu lo lắng đến việc khối EU tan rã.
Ở đây, có 5 rủi ro nội bộ lớn nhất, đe dọa EU. Cách EU xử lý những rủi ro này sẽ không chỉ ảnh hưởng đến khối liên minh mà còn có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu.
Rủi ro 1: Khủng hoảng ngân hàng của Italia
Italia là nước làm EU đau đầu nhiều nhất. Nợ xấu chiếm gần 20% tài sản của hệ thống ngân hàng. Tại một số ngân hàng phía Nam Italia, nợ xấu lên tới gần 40%. Chúng ta có thể làm phép so sánh. Hiện ở Mỹ, nợ xấu trong các ngân hàng chỉ khoảng 1%. Thời điểm tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng ngân hàng thì nợ xấu của Mỹ cũng chưa tăng trên mức 3,5%.
Nếu hệ thống ngân hàng Ý sụp đổ, đây sẽ là rủi ro hệ thống cho tất cả các ngân hàng của châu Âu. Italia là nền kinh tế lớn thứ 8 thế giới, chỉ nhỏ hơn một chút so với Ấn Độ. Do đó, tác động kinh tế của Italia đối với châu Âu và nền kinh tế toàn cầu nói chung sẽ rất lớn.
Rủi ro 2: EU không kiểm soát nổi Hy Lạp
Hy Lạp hiện nay là trung tâm của 2 thách thức lớn nhất hành hạ châu Âu: khủng hoảng nợ và làn sóng di cư.
So với Italia, vấn đề nợ của Hy Lạp dễ quản lý hơn. Đức bắt Hy Lạp phải “thắt lưng buộc bụng”. Tuy nhiên EU vẫn phải cẩn trọng với Hy Lạp bởi đây là cửa ngõ để những người di cư từ Syria, Iraq và các nước khác vào châu Âu.
Cuộc khủng hoảng di cư đã là một thảm họa nhân đạo và tình trạng này càng trầm trọng hơn. Do vậy, các nước giàu phải hợp tác với Hy Lạp để quản lý dòng người tị nạn nhập cư vào châu Âu.
Rủi ro 3: Khu vực Schengen sẽ không còn nữa
Khu vực Schengen có thể sẽ thu nhỏ lai để ngăn chặn khủng hoảng di cư.
Vụ khủng bố Paris đã nhắc nhở các nước về việc kiểm soát biên giới giữa các nước. Sau các vụ tấn công, nhiều người dân châu Âu cho rằng, những người Hồi giáo di cư cũng là mối đe dọa an ninh.
Những tấm biển chào đón ban đầu đã biến thành nỗi sợ hãi. Một trong những lãnh đạo chủ chốt ở châu Âu là thủ tướng Đức, bà Angelina Merkel đã thấy những áp lực chính trị từ những người chống người nhập cư.
Rủi ro 4: Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là thành viên EU
Chắc chắn Síp sẽ phản đối việc Thổ Nhĩ Kỳ được vào EU. Tuy chỉ là một hòn đảo nhỏ bé nhưng Síp là một nước thành viên EU cũng có quyền phán quyết như Đức và Pháp. Síp có thể phủ quyết thỏa thuận về tị nạn. Síp có quyền bởi Thổ Nhĩ Kỳ không công nhận hộ chiếu của Síp và cũng không cho các phương tiện của Síp vào cảng và sân bay nước này. Tuy nhiên, khả năng cao là EU sẽ bỏ qua các vấn đề của Síp mà lo cho “đại cục”.
Rõ ràng, việc “ỷ mạnh bắt nạt yếu” không phải là cách duy trì sự đoàn kết trong khối EU.
Rủi ro 5: Anh rời EU
Tương lai bất định của Liên minh châu Âu
Có 2 khả năng xảy ra đối với cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu.
Khả năng thứ nhất là EU đưa ra cấu trúc mới nhằm phát triển khối. Nếu các nước EU vẫn muốn khối này tồn tại, họ sẽ phải chung tay xử lý vấn đề nợ xấu. Một vài nước sẽ phải “ôm” nợ của nước khác và đưa khoản nợ vào Ngân hàng trung ương châu Âu ECB. Tuy điều này khó làm nhưng không phải không thực hiện được. Vấn đề là cách này sẽ làm cho đồng EUR suy yếu. Đức cũng sẽ phải “ôm” nợ bởi 40% GDP của nước này đến từ xuất khẩu, chủ yếu cho các EU.
Khả năng thứ hai là châu Âu không có thỏa thuận về cách đối phó với các khoản nợ, khu vực đồng tiền chung châu Âu tan rã và mỗi nước quay về với đồng tiền của mình. Khi đó, đồng tiền của Đức sẽ tăng giá, làm ảnh hưởng đến xuất khẩu của nước này. Đồng tiền của các nước khác sẽ giảm 30%- 40% so với đồng USD. Người Mỹ sẽ có những chuyến du lịch châu Âu giá rẻ, nhưng điều này sẽ mang lại nhiều tác động thảm khốc đối với nền kinh tế toàn cầu.