MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngân hàng Mỹ bắt đầu trả lại tiền giải cứu của chính phủ

01-04-2009 - 07:48 AM | Tài chính quốc tế

CEO của các ngân hàng cho rằng việc nhận số tiền trên tạo ra quá nhiều rào cản và ảnh hưởng tiêu cực đến mô hình kinh doanh của họ.

Một số ngân hàng khu vực nhỏ thông báo họ đã trả lại tiền từ kế hoạch giải cứu với tổng chi phí 700 tỷ USD của chính phủ.

Ngân hàng Iberia cho biết họ đã trả lại 900 triệu USD. Ngân hàng Old National Bancorp trả lại 100 triệu USD. Ngân hàng Signature Bank of New York trả lại 120 triệu USD, ngân hàng Marin Bancorp trả lại 28 triệu USD.

Những ngân hàng này thuộc nhóm ngân hàng đầu tiên trả lại tiền giải cứu cho chính phủ.

Ông Russell A. Colombo, giám đốc điều hành của Bank of Marin, cho biết họ trả lại tiền để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, cổ đông và nhân viên. Ông nhận xét việc nhận số tiền trên đã tạo ra quá nhiều hạn chế trong hoạt động của ngân hàng.

Ông Daryl G. Byrd, giám đốc điều hành của IberiaBank, rất hài lòng khi ngân hàng ông nằm trong nhóm ngân hàng đầu tiên trả lại tiền của chính phủ. Ông kêu gọi các đại diện Bộ Tài chính Mỹ sớm trả lại số cổ phiếu ưu đãi mà họ đang nắm giữ.

Đại diện của ngân hàng Signature cho rằng điều khoản áp dụng trong chương trình giải trừ tài sản xấu ( TARP) hay còn gọi là kế hoạch 700 tỷ USD của chính phủ Mỹ ảnh hưởng tiêu cực đến mô hình kinh doanh của họ và vì thế họ buộc phải sớm trả lại số tiền trên cho chính phủ.

Một khi tiền được hoàn lại, họ có thể tiếp tục mô hình kinh doanh của mình và đưa ra một số quyết định riêng về nhân sự như việc tuyển dụng chuyên gia giỏi của ngành ngân hàng tại khắp New York.

Ngọc Diệp

Theo FoxNews


ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên