MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhà tù "hạng sang" của Trung Quốc sắp hết chỗ

05-09-2014 - 09:26 AM | Tài chính quốc tế

Các nhà tù “hạng sang” của Trung Quốc gần như không còn chỗ trống sau khi hàng loạt quan chức nước này sa lưới trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Nhà tù “hạng sang” nổi tiếng nhất là Tần Thành ở quận Xương Bình thuộc thủ đô Bắc Kinh. Được xây dựng vào cuối những năm 1950, đây là nơi giam giữ quan chức cấp cao của Trung Quốc, từ “bè lũ 4 tên” bị kết tội trong cuộc Cách mạng Văn hóa tới những quan chức bị bắt giam sau biến cố Thiên An Môn năm 1989.

Hiện trong Tần Thành có mặt cựu bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, cựu cảnh sát trưởng Trùng Khánh Vương Lập Quân, cựu bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân và cựu thứ trưởng Bộ Công an Lý Thế Châu.

Theo những người hiểu biết, Tần Thành khác xa với hầu hết những nơi giam giữ khác. Trả lời tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, một cựu tù nhân tên Bảo Thông mô tả Tần Thành giống “một khách sạn 5 sao”. Phòng giam được thiết kế đặc biệt để tránh trường hợp tự tử. Mỗi phòng rộng khoảng 20 m2, có phòng tắm riêng, giường ngủ rộng rãi, tràng kỷ và 1 chiếc bàn.

Không chỉ vậy, đồ ăn ở đây cũng được cho là do các đầu bếp hàng đầu đảm trách. Các tù nhân thường xuyên được nhận lương thực và quần áo tiếp tế từ bên ngoài. Một số cựu tù nhân hé lộ họ thường được thả sớm với lý do “chữa bệnh”.

Năm 2012, trước khi ông Tập Cận Bình tiến hành chiến dịch chống tham nhũng, Tần Thành đã mở thêm nhiều phòng giam nhưng hiện vẫn trong tình trạng kẹt cứng. Cùng thời gian đó, một nhà tù “hạng sang” khác tên Diêm Thành được xây dựng ở tỉnh Hà Bắc. Bà Cốc Khai Lai, vợ của ông Bạc Hy Lai, được cho là đang bị giam ở đây.

Tạp chí The Diplomat dẫn một nguồn tin cho biết Diêm Thành còn sang hơn cả Tần Thành, có phòng phục vụ đồ uống và sân bóng rổ. Ban đầu, nhiều người cho rằng Diêm Thành sẽ thay thế hoàn toàn Tần Thành song đến nay, Trung Quốc sử dụng cả 2 nhà tù này mà vẫn không đủ chỗ.

>>> Chiến dịch săn hổ của Trung Quốc lên đến đỉnh điểm

Theo Huệ Bình


huongnt

Người Lao Động

Trở lên trên