NHTW Thụy Sĩ gây sốc
NHTW Thụy Sĩ (Swiss National Bank – SNB) vừa gây sốc cho thị trường tài chính quốc tế khi quyết định xóa bỏ quy định hạn chế sự biến động tỷ giá. SNB đã bãi bỏ một công cụ mà các nhà hoạch định chính sách nước này mấy ngày trước vẫn cho là cần thiết để chống giảm phát.
- 21-12-2014Thụy Sĩ chuyển vàng về Zurich
- 02-11-2014Ngân hàng TW Thụy Sĩ lợi nhuận 'khủng' 30 tỷ USD
- 21-10-2014Làm việc quá sức gây thiệt hại cho nền kinh tế Thụy Sĩ
Trong một động thái bất ngờ, SNB tuyên bố chấm dứt áp dụng mức trần 1,20 franc đổi 1 euro và hạ lãi suất đối với tiền gửi không kỳ hạn. Chính sách trần tỷ giá đã được áp dụng suốt 3 năm qua. Theo giới phân tích, động thái này thể hiện SNB đang củng cố các biện pháp phòng ngự trước khi NHTW châu Âu ECB thực hiện mua lượng lớn trái phiếu chính phủ.
Theo Alex Dryden, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại JPMorgan Chase, động thái này đánh dấu Thụy Sĩ ngày càng gần hơn so với chính sách tiền tệ phi truyền thống. Ông cho rằng SNB hi vọng động thái mới sẽ giảm bớt quan niệm của nhà đầu tư cho rằng đồng nội tệ của Thụy Sĩ là một “hầm trú ẩn an toàn” và do đó sẽ tránh được cú sốc tiêu cực cho nền kinh tế Thụy Sĩ.
Chính sách của SNB được đưa ra trong bối cảnh đúng 1 tuần nữa các nhà hoạch định chính sách của ECB sẽ có cuộc họp thảo luận về biện pháp kích thích kinh tế mới, trong đó có việc triển khai gói nới lỏng định lượng. QE sẽ tạo thêm áp lực cho franc. Là một nước nhỏ có nền kinh tế hướng về xuất khẩu và khu vực ngân hàng quá lớn, Thụy Sĩ đã nhiều lần gặp khó khăn khi tìm cách khống chế đồng nội tệ mà nhà đầu tư luôn tìm đến trong những thời khắc khủng hoảng.
SNB cũng đã chi hàng tỷ USD nhằm bảo vệ mức trần được áp dụng từ tháng 9/2011. Ngày 13/1 vừa qua, Phó Chủ tịch của SNB là ông Jean-Pierre Danthine khẳng định rằng trần tỷ giá vẫn sẽ là một trụ cột quan trọng của chính sách tiền tệ, trong khi Chủ tịch Thomas Jordan ngày 5/1 nói rằng đây là chính sách trọng tâm.
Trong số 22 chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg, không có ai dự báo SNB sẽ bỏ trần tỷ giá trong năm 2015. Chỉ có 4 người dự báo chính sách này sẽ được thực thi vào năm 2016.
Hôm 18/12/2014, SNB thông báo áp dụng lãi suất tiền gửi âm (-0,25%) để hỗ trợ trần tỷ giá. Cơ quan này cũng nói rõ mục đích là để ứng phó với dòng tiền từ Nga chảy sang Thụy Sĩ.
Ngay sau thông báo này, đồng franc Thụy Sĩ tăng vọt tới 41%, lên mức cao kỷ lục so với euro, đồng thời lập đỉnh cao nhất trong hơn 3 năm so với đồng USD (tăng 14%). Chứng khoán Thụy Sĩ sụt giảm 14%.
Trong những năm 1970, khi Thụy Sĩ cũng phải đối mặt với đồng franc quá mạnh, chính phủ nước này áp dụng chính sách lãi suất âm đối với các tài sản nắm giữ bởi người nước ngoài. Khi biện pháp này tỏ ra không có tác dụng, SNB áp dụng trần tỷ giá franc so với mark Đức.
Gần đây hơn, khi được dẫn dắt bởi Philipp Hildebrand, SNB chi hàng tỷ franc để can thiệp vào thị trường giao ngay. Kết quả là SNB thua lỗ 19 tỷ USD trong năm 2010 và nhiều người kêu gọi Hildebrand từ chức.
Trần tỷ giá được áp dụng từ tháng 9/2011 và trong năm 2012 SNB cũng phải chi 199 tỷ USD để bảo vệ mức trần. Sau những đợt can thiệp vào thị trường tiền tệ, đến cuối năm ngoái, SNB nắm giữ số ngoại tệ kỷ lục lên tới 495,1 tỷ franc.
>>> Ngân hàng Thụy Sĩ lên tiếng sau 200 năm im lặng
Tú Anh