Những quốc gia “ngập đầu trong nợ”
Hãy xem những quốc gia nào đang đang là "con nợ ngập đầu"?
- 01-10-2014Đồng USD mạnh chưa từng có
- 01-10-2014Nợ công của Pháp lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 2.000 tỷ euro
- 28-04-2014Dù nợ cao, Hy Lạp ít khả năng phải nhận thêm gói cứu trợ
Bất cứ ai cũng đã, đang, hoặc sẽ mắc nợ vào một lúc nào đó. Điều tương tự cũng xảy đến trong phạm vi lớn hơn: một gia đình, một thành phố, hay một quốc gia. Và bất cứ chủ nợ nào cũng sẽ chỉ cho bạn vay đến một “mức tối đa” nào đó, bởi sẽ tồn tại một điểm mà bạn không thể trang trải nổi tiền lãi, không thể trả nợ và phá sản. Chúng ta cũng đã chứng kiến việc các quốc gia mắc nợ quá nhiều khiến nền kinh tế thế giới bị cuốn vào vòng xoáy khủng hoảng năm 2008.
Nếu như đối với cá nhân, “mức tối đa” được đo bằng tiền lương tháng, các tài sản thế chấp, lịch sử tín dụng cá nhân,... thì ở phạm vi quốc gia, một trong những yếu tố rất lớn ảnh hưởng tới “mức tối đa” chính là tỷ lệ Nợ công so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Những “con nợ ngập đầu”
Và đây là những quốc gia “ngập đầu trong nợ” – có tỷ lệ Nợ công so với GDP cao nhất thế giới:
Không mấy ngạc nhiên khi Nhật Bản đứng đầu danh sách này với tỷ lệ Nợ công/GDP là hơn 227%. Theo sau là Hy Lạp (175%), Italy (133%). Mỹ đứng thứ 6 trong danh sách với số Nợ công bằng 101,5% GDP.
Có một điểm chung thú vị giữa các quốc gia này, đó là lãi suất cho vay dài hạn được giữ ở mức rất thấp: Lãi suất cho vay dài hạn ở Nhật Bản là 0,0%, các nước thuộc Liên minh châu Âu như Hy Lạp, Italy, Bồ đào Nha, Bỉ có lãi suất chung là 0,05%; Singapore 0,17% và Mỹ với mức lãi suất cho vay cao nhất cũng chỉ 0,25%.
Nợ ngày càng nhiều hơn
Nợ càng nhiều thì áp lực trả nợ càng lớn, và vấn đề mà tất cả các quốc gia mắc nợ nhiều nhất gặp phải chính là nợ ngày càng nhiều hơn. Xu hướng nợ nhiều hơn đã bắt nguồn từ cả chục năm nay:
Như vậy rõ ràng là các quốc gia này đang bị cuốn vào một vòng xoáy có vẻ như kéo dài vô tận: Nợ, rồi tiếp tục Nợ nhiều hơn. Tất nhiên mỗi quốc gia có một câu chuyện về nợ công khác nhau, nhưng về cơ bản nếu chính phủ của các quốc gia này không có hướng giải quyết vấn đề tốt hơn thì cục nợ này sẽ chẳng khác gì những quả “bom nổ chậm”. Ai mà biết được bom có lại nổ một lần nữa như năm 2008?