Những sản phẩm nhái “khó đỡ” của Trung Quốc
Các nhà sản xuất hàng nhái Trung Quốc quả thật cũng rất sáng tạo...
- 02-12-2015Ngân hàng Trung Quốc dính án phạt đau ở Mỹ vì vụ hàng nhái
- 28-08-2015Công ty Trung Quốc "nhái" cả tập đoàn tỷ đô Goldman Sachs
- 03-08-201511 thành phố nổi tiếng thế giới bị Trung Quốc làm “nhái”
- 27-09-2014Cam Trung Quốc “nhái” cam Việt Nam tràn ngập thị trường
- 26-12-2013'Điện Kremlin' phiên bản Trung Quốc: Nhái vỏ hoành tráng, nội thất quá... tệ
Nếu Mỹ có cà phê Starbucks, thì Trung Quốc có cà phê “Sunbucks”.
Một quán ăn “lấy cảm hứng” từ mạng xã hội Facebook, với tên gọi na ná “Facefood”.
Thương hiệu đồ ăn nhanh Burger King của Mỹ có “họ hàng” ở Trung Quốc: “King Burger”.
Thoạt nhìn, nhiều người nghĩ đây là một lon nước tăng lực Red Bull của Thái Lan. Nhưng thực ra, đây là “Rid Bull”, một sản phẩm nhái ở Trung Quốc.
“Bản gốc” là Angry Birds (Những chú chim nổi giận), thì bản nhái là “Ill-tempered Birds” (Những chú chim cáu bẳn). Một sự sao chép có sáng tạo!
Khi các thương hiệu Internet được dùng để đặt tên cho các cửa hàng thời trang trên đường phố Trung Quốc.
Superman thêm một chữ “o” thành “Souperman”!
Một cách nhái khác phức tạp hơn: đảo lộn trật tự các chữ cái trong từ gốc Spider Man thành “Sipdre-nma”.
“Siêu phẩm” điện thoại “BlockBerry” của Trung Quốc, kèm hình Tổng thống Mỹ Barack Obama làm “gương mặt đại diện”.
Thế giới có kẹo KitKat, Trung Quốc có kẹo “KicKer”.
Không chỉ là điện thoại thông minh, iPhone ở Trung Quốc còn là... giày.
Chữ “o”? Thêm một chữ “o”. Chữ “t”? Thêm một chữ “t”. Và chúng ta có kem đánh răng “Coolgatte”, thay vì Colgate như bình thường.
Khi không thêm chữ vào tên thương hiệu “nạn nhân”, các nhà sản xuất hàng nhái Trung Quốc sáng tạo bằng cách sử dụng một chữ cái khác thay thế. Chẳng hạn, Nokia được “sửa” thành Nokla.
Từ Lacoste thành “Holocoste”. Chưa kể, số con cá sấu còn tăng gấp đôi!
Hello Kitty thành “Hello Titty”. Hình chú mèo nổi tiếng cũng có gì đó bất thường.
Thời trang “chuối”. Khi Dolce & Gabbana bị nhái thành Dolce & Banana!
Một kiểu nhái “bá đạo” khác. Liệu đồng hồ “Owega” có chỉ đúng giờ?
Sự kết hợp giữa một chiếc điện thoại kiểu Nokia và logo “quả táo” sẽ cho ra sản phẩm là một chiếc “IP hone”.
Hệ điều hành nghe tên vừa lạ vừa quen: “Michaelsoft Binbows”!
Những người yêu thích đồ ăn nhanh McDonald’s có thể sẽ gặp một chút rắc rối khi đọc tên nhà hàng này.
Khi xe máy Honda bị nhái.
Nếu muốn uống cà phê Starbucks mà không có, bạn có “dám” thử cà phê Star Fucks?
VNEconomy