Phố Wall hồi phục nhờ tín hiệu tích cực từ Hy Lạp
9 trong số 10 nhóm chính của S&P 500 tăng điểm với các nhóm tài chính và tiêu dùng tăng hơn 1%.
- 01-07-2015Hy Lạp sẽ chấp nhận các điều kiện của chủ nợ
- 01-07-20159 điều cần biết về vụ vỡ nợ của Hy Lạp
- 30-06-2015Nhà giàu thế giới mất 70 tỷ USD trong ngày hôm qua
Sau khi kết thúc quý tồi tệ nhất kể từ năm 2012, TTCK Mỹ tăng điểm nhờ những tín hiệu tích cực ở Hy Lạp trong khi nhà đầu tư chờ đợi báo cáo về thị trường lao động trong tháng 6 sẽ được công bố vào ngày mai.
Kết thúc phiên hôm qua (1/7), chỉ số S&P 500 tăng 0,7%, lên 2.077,42 điểm, tăng mạnh nhất trong 2 tuần. Chỉ số công nghiệp Dow Jones ăng 0,8%, trong khi chỉ số Russell 2000 tăng 0,2%.
9 trong số 10 nhóm chính của S&P 500 tăng điểm với các nhóm tài chính và tiêu dùng tăng hơn 1%.
Nhóm tài chính tăng mạnh nhất trong 3 tuần nhờ cổ phiếu của Chubb Corp. tăng 26% sau thông tin hãng được tập đoàn bảo hiểm Ace mua lại với giá 28,3 tỷ USD. Ngược lại nhóm năng lượng giảm 1,3% với giá dầu giảm do nguồn cung tăng.
Hôm qua Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras cho biết ông sẵn sàng chấp nhận lời đề nghị mới nhất của nhóm chủ nợ và đây là bước đầu tiên để hai bên đi đến thỏa hiệp. Tuy vậy cuộc trưng cầu vào ngày 7/5 tới về lương hưu, chi tiêu ngân sách và thuế vẫn sẽ mang tính chất quyết định đối với đất nước này.
Chuỗi tăng điểm trong 9 quý liên tiếp của S&P 500 đã đứt mạch với mức giảm 0,3% trong quý II và đây cũng là 6 tháng đầu năm tệ nhất kể từ 2010. Triển vọng lãi suất sẽ được nâng lên và những bế tắc ở Hy Lạp đã “đóng băng” thị trường chứng khoán Mỹ vốn đã tăng trưởng 47% kể từ năm 2011 đến 2013.
Tuy nhiên chỉ số này vẫn tăng trưởng 0,9% trong năm 2015 và nhiều lần lập kỷ lục với niềm lạc quan rằng nền kinh tế đã đủ mạnh để nâng lãi suất trong năm nay.
Báo cáo được Viện nghiên cứu ADP công bố hôm qua cho thấy trong tháng 6 có 237.000 việc làm mới được tạo ra, cao nhất trong 6 tháng. Đây là mức cao hơn con số 218.000 được các chuyên gia kinh tế đưa ra trước đó.
Một báo cáo khác cho thấy trong tháng 6 hoạt động sản xuất của Mỹ tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong 5 năm, thể hiện lực cầu nội địa đủ mạnh để các nhà máy của nước này chống chọi với tình trạng yếu ớt của các thị trường bên ngoài.