MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quan hệ Nga - Trung sang trang mới?

22-10-2014 - 16:26 PM | Tài chính quốc tế

Để chống lại những đòn trừng phạt từ Mỹ và phương Tây, rất có thể tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ phải bắt tay với đối thủ lớn của mình tại phương Đông.

Theo một số thành viên trong Ủy ban hoạch định chính sách của Nga cho biết, sau khi bị cô lập từ vụ Ukraine, Nga sẽ kêu gọi đầu tư từ Trung Quốc nhằm ngăn chặn nguy cơ một cuộc suy thoái mới. Điều này đồng nghĩa với việc, Nga sẽ trông cậy vào Trung Quốc để tiếp cận 2 mục tiêu quan trọng nhất lúc này: nguyên liệu và vũ khí tối tân.

Sự phát triển của Nga sẽ phụ thuộc vào Trung Quốc, trong khi nước này đã mất nhiều thập kỷ để đấu tranh chống lại chế độ cộng sản toàn cầu, sẽ góp phần tăng cường vị thế của Trung Quốc tại Châu Á - Thái Bình Dương, và làm suy giảm kinh tế riêng của nước mình. Đồng rúp giảm gần chạm đáy và đầu tư nước ngoài giảm, việc thu hút dòng tiền từ Trung Quốc tăng có thể khiến Nga phụ thuộc lớn hơn vào các nguồn tài nguyên tự nhiên và giảm nỗ lực của chính phủ trong việc phục hồi kinh tế.

Masha Lipman – một nhà phân tích chính trị độc lập ở Moscow cho biết “Có vẻ như ông Putin đã quay lưng hoàn toàn với phương Tây và sẽ chuyển mục tiêu sang phương Đông. Và Trung Quốc sẽ được lợi lớn nhất trong cuộc chiến này”.

Rất có thể, Trung Quốc sẽ không ngần ngại cung cấp viện trợ cho các khoản nợ nước ngoài đến hạn của các doanh nghiệp Nga. Theo Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin, một phái đoàn Trung Quốc do Thủ tướng Lý Khắc Cường đã bay tới Moscow vào ngày hôm qua để ký hơn 50 thỏa thuận với Nga trong các lĩnh vực năng lượng, tài chính…

Đối tác chiến lược

Trả lời phỏng vấn của CCTV, Thứ trưởng Ngoại giao Cheng Guoping cho biết “Chuyến thăm 3 ngày của Thủ tướng Lý Khắc Cường và đoàn lãnh đạo Trung Quốc sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ chiến lược toàn diện giữa Nga và Trung Quốc”.

Theo bà Lipman, không giống như sự sụp đổ của Cộng hòa Liên bang Xô Viết những năm 1991, lần này Nga cần sự ủng hộ của những người đứng đầu với khoảng 450 tỉ USD ngoại tệ và dự trữ vàng để vượt qua khó khăn.

“Nền kinh tế CHLB Xô Viết những năm 1991 còn tồi tệ hơn nền kinh tế Nga hiện tại. Nhưng khi đó, Nga ở vị thế chính trị vững chắc khi có sự hậu thuẫn của Mỹ và Châu Âu. Còn bây giờ, mọi thứ đã khác” – bà Lipman cho biết.

Trong khi đó, phát ngôn viên của ông Putin - Dmitry Peskov, miễn đưa ra bất kỳ bình luận nào về vấn đề này.

Liên minh quân sự

Vasily Kashin, một chuyên gia người Trung Quốc làm việc tại Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Moscow cho biết, Nga đang chuẩn bị ký hợp đồng vận chuyển tên lửa S-400 và máy bay quân sự Su-35 sớm nhất vào đầu năm sau. Đổi lại, Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc tàu ngầm tối tân nhất - Amur 1650 và một số thành phần cho các sản phẩm lắp ráp vệ tinh năng lượng hạt nhân.

Đồng thời, Omar Lamrani, một chuyên gia phân tích quân sự tại Stratfor cũng đưa ra dự đoán, điều này có thể gây ra một cuộc chạy đua vũ khí tại Đông Nam Á. 

Nguồn nhiên liệu khí đốt

Trong mối quan hệ với Nga, Trung Quốc vẫn luôn nhắm đến một mục tiêu chiến lược, đó là nguồn cung khí đốt của Nga.

Một dấu hiệu quan trọng cho thấy ông Putin đang đặt niềm tin vào người bạn mới Trung Quốc, đó là việc bổ nhiệm một trong những đồng minh tin cậy nhất của mình, tỷ phú Gennady Timchenko, đứng đầu Hội đồng doanh nghiệp Nga – Trung Quốc. Trong khi đó, Boris Titov  - người tiền nhiệm của Timchenko tại Hội đồng này, đồng thời là thanh tra chính phủ về quyền lợi doanh nghiệp cho biết: “Thái độ của Nga đối với Trung Quốc ngày càng trở nên thận trọng và mật thiết”.

Rào cản văn hóa

Ông Titov cũng cho biết thêm, rào cản lớn nhất giữa Nga và Trung Quốc chính là sự khác biệt về văn hóa. Văn hóa Nga có mối liên hệ mật thiết với nền văn hóa Mỹ và châu Âu, trong khi Trung Quốc thì không như vậy. “Nếu nước Nga bắt tay với Trung Quốc, chúng tôi sẽ phải học nhiều thứ mới, bao gồm cả văn hóa” – Titov phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn mới đây.

Trong khi đó, Ian Storey  - một chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nhận định “Nga chỉ quan trọng với Châu Á bởi hai lý do: cung cấp năng lượng và vũ khí. Do vậy, dù mối quan hệ giữa Nga – Trung Quốc được tăng cường, đây vẫn sẽ là một cuộc hôn nhân không tình yêu, bởi nó chứa đựng sự nghi ngờ giữa hai bên”.

>>> Rắc rối quan hệ Nga - Trung

Nguyệt Quế

huongtt

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên