MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Rắc rối quan hệ Trung - Anh

23-10-2015 - 19:10 PM | Tài chính quốc tế

Có lẽ Thủ tướng Anh David Cameron không phải là một nghệ sĩ tài ba trong nghệ thuật ngoại giao với Trung Quốc.

Màn chào đón hoa lệ mà nước Anh dành cho ông Tập Cận Bình trên đại lộ The Mall hôm 20/10 khiến cả giới truyền thông Trung Quốc hưng phấn và ưu ái gọi đây là “chuyến công du siêu nhà nước” của ông Tập Cận Bình. Còn nhớ một năm trước, báo chí nhà nước Trung Quốc đã từng nặng lời nói rằng Anh Quốc là “đế chế cũ kỹ đang xuống dốc” cố làm màu để che dấu nỗi hổ thẹn sức mạnh suy giảm.

Anh không phải là nước phương Tây duy nhất có những động thái nhằm thu hút sự chú ý của Trung Quốc. Trước đó, chủ tịch Tập cũng đã được chào đón tại Washington DC. Dự kiến sắp tới, lãnh đạo Pháp và Đức cũng sẽ sớm công du tới Bắc Kinh.

Chủ tịch Tập Cận Bình là người đứng đầu của quốc gia có nhiều điểm đặc biệt: đông dân nhất trên thế giới, có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và cũng có quân đội đang phát triển mạnh mẽ. Đây không phải là quốc gia đa Đảng và có cơ chế quản lý bí mật hơn so với các tiêu chuẩn của phương Tây. So với hai người tiền nhiệm, ông Tập là nhà lãnh đạo đi theo đường lối cứng rắn hơn cả.

Song đề đặt ra đối với Anh và các nước phương Tây là làm sao để hợp tác chân thành mà có lợi ích với Trung Quốc nhưng không chạm đến quyền lợi của người dân và không làm xáo trộn thế giới. Trung Quốc đủ mạnh để đi một mình. Đối xử với họ như kẻ thù là cách dễ nhất để biến Trung Quốc thành kẻ thù.

Do đó, phương Tây cần một chính sách đa dạng bao gồm thương mại và đầu tư, những cam kết ràng buộc trên diện rộng đồng thời luôn giữ thế chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi của nước mình.

Với nghệ thuật ngoại giao này, Thủ tướng David Cameron có vẻ không phải là một nghệ sĩ tài ba. Tuần này, Chủ tịch Tập được tiếp đón tại lưỡng viện Quốc hội, sau đó ông dự bữa tối tại Chequers – dinh thự của chính phủ Anh bên ngoài London. Theo thông tin từ văn phòng thủ tướng Anh, vấn đề nhân quyền đã được nêu ra nhưng không nói chi tiết cụ thể, đồng thời bài phát biểu của ông Cameron đã hạ thấp nguyên tắc của nước Anh.

Đó là một tính toán sai lầm, Trung Quốc đang ngồi trên đống dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới và trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang tăng trưởng chậm lại thì Trung Quốc lại càng háo hức đi tìm cơ hội đầu tư ở nước ngoài. Là một thành viên của Liên minh châu Âu – thị trường lớn nhất thế giới, Anh không cần phải hạ mình như vậy.

Tuy nhiên, ý tưởng Trung Quốc sẽ mua lại cổ phần tại các công ty phương Tây sẽ phá hủy nền kinh tế là hoàn toàn sai lầm. Tiêu biểu là thương vụ Tổng công ty năng lượng hạt nhân Trung Quốc đồng ý mua lại 1/3 cổ phần của dự án nhà máy điện hạt nhân ở Anh. Điều này có thể dẫn đến nghịch lý Anh sử dụng nhiều công nghệ của Trung Quốc. Có căn cứ để đặt nghi vấn cho tính logic kinh tế của thương vụ này. Nguồn năng lượng sẽ được mua ở mức giá hỗ trợ hơn nhiều so với giá thị trường hiện tại. Nhưng nếu dự án được đảm bảo an toàn và bảo mật chặt chẽ thì không có lý do gì để nghĩ rằng Anh đang trao cho Trung Quốc một chiến lược thòng lọng mình.

Quan hệ thương mại với Trung Quốc đem lại lợi ích cho cả hai bên: cả nền kinh tế Anh lẫn cơ hội gia nhập vào hệ thống phương Tây trên các quy tắc quốc tế. Có hơn 150.000 người Trung Quốc đang học tập tại Anh.

Tuy nhiên Anh cũng phải cẩn trọng khi một mối quan hệ vàng với Bắc Kinh sẽ nguy hại đến quan hệ anh em lâu đời với Mỹ. Thái độ cứng rắn của Trung Quốc tại sân nhà có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến châu Âu, nhưng sẽ tác động mạnh đến trật tự thế giới.

Thảo Trang

Economist

Trở lên trên