Rúp Nga thấp nhất 5 năm, rộ tin đồn phá giá
Ở Nga đang xuất hiện tin đồn ngày càng lan rộng về khả năng phá giá đồng rúp trong nay mai. Đồng nội tệ của Nga cũng trượt xuống mức thấp nhất 5 năm qua.
Một ngày sau cuộc họp với Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina, Tổng thống Vladimir Putin đã lên tiếng bác bỏ tin đồn ngày một lan rộng về khả năng phá giá đồng rúp trong nay mai, giữa lúc đồng nội tệ của Nga trượt xuống mức thấp nhất của 5 năm qua trong giỏ tiền tệ có đồng USD và đồng euro.
Hiện tượng đồng rúp mất giá khiến Kremlin lo ngại vì đi kèm với nó là chi phí sinh hoạt leo thang.
Tổng thống Putin khẳng định Chính phủ Nga "hoan nghênh" một đồng rúp linh hoạt hơn, vì nó có thể giúp vực dậy nhịp độ tăng tưởng kinh tế.
Tổng thống cho biết, Ngân hàng trung ương Nga hiện chỉ tham gia một phần vào quá trình điều chỉnh tiền tệ và đồng nội tệ của Nga càng tự do thì "càng tốt," vì nó buộc nền kinh tế phải vận hành hiệu quả hơn.
Phiên 22/1, tỷ giá USD/rúp và euro/rúp lần lượt là 33,89 rúp/USD và 45,99 rúp/euro - mức tệ chưa từng có kể từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Nga hồi năm 2008-2009.
Theo các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân dẫn tới đợt mất giá lần này của đồng rúp là do Ngân hàng trung ương Nga quyết định ngừng bơm 60 triệu USD (44 triệu euro)/ngày để giữ cho đồng rúp nằm trong biên độ giao dịch đã định.
Tuy nhiên, ngân hàng vẫn "bảo lưu" quyền được chi 200-400 triệu USD mỗi ngày để có thể can thiệp khi đồng rúp trượt ra ngoài biên độ đã định. Trước tình hình này, các nhà giao dịch đã quyết định ôm vào đồng USD và euro.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự suy yếu của đồng rúp theo các chuyên gia kinh tế đó là việc có tới 62,7 tỷ USD vốn đầu tư (tương đương 3% GDP năm 2013) chạy khỏi Nga.
Tình hình lại càng tệ hơn khi thặng dư thương mại của sụt giảm và đầu tư nước ngoài ảm đạm. Tổ chức tư vấn Capital Economics (có trụ sở ở London) nhấn mạnh rằng thặng dư tài khoản vãng lai của Nga năm 2013 không thể bù đắp được đợt thoái vốn lần đầu tiên trong 5 năm qua.
Trong một phát biểu mới đây, Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev đã cố trấn an nhà đầu tư tiền tệ và dân thường, những người đang phải chứng kiến giá trị tài khoản ngân hàng của mình từ từ teo lại. Ông Ulyukayev cho rằng hiện tình hình hoàn toàn không đến nỗi "bi đát."
Với nhịp độ tăng trưởng chỉ ở mức 1,2% trong quý 3/2013, kinh tế Nga (với quy mô 2.000 tỷ USD) hiện đang vận hành trong tình trạng tệ nhất kể từ năm 2009.
Nga đang phải đối mặt với nhu cầu khẩn cấp chuyển sang một mô hình kinh tế dựa vào đầu tư và đổi mới, thay vì lấy xuất khẩu dầu khí làm rường cột./.
Hiện tượng đồng rúp mất giá khiến Kremlin lo ngại vì đi kèm với nó là chi phí sinh hoạt leo thang.
Tổng thống Putin khẳng định Chính phủ Nga "hoan nghênh" một đồng rúp linh hoạt hơn, vì nó có thể giúp vực dậy nhịp độ tăng tưởng kinh tế.
Tổng thống cho biết, Ngân hàng trung ương Nga hiện chỉ tham gia một phần vào quá trình điều chỉnh tiền tệ và đồng nội tệ của Nga càng tự do thì "càng tốt," vì nó buộc nền kinh tế phải vận hành hiệu quả hơn.
Phiên 22/1, tỷ giá USD/rúp và euro/rúp lần lượt là 33,89 rúp/USD và 45,99 rúp/euro - mức tệ chưa từng có kể từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Nga hồi năm 2008-2009.
Theo các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân dẫn tới đợt mất giá lần này của đồng rúp là do Ngân hàng trung ương Nga quyết định ngừng bơm 60 triệu USD (44 triệu euro)/ngày để giữ cho đồng rúp nằm trong biên độ giao dịch đã định.
Tuy nhiên, ngân hàng vẫn "bảo lưu" quyền được chi 200-400 triệu USD mỗi ngày để có thể can thiệp khi đồng rúp trượt ra ngoài biên độ đã định. Trước tình hình này, các nhà giao dịch đã quyết định ôm vào đồng USD và euro.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự suy yếu của đồng rúp theo các chuyên gia kinh tế đó là việc có tới 62,7 tỷ USD vốn đầu tư (tương đương 3% GDP năm 2013) chạy khỏi Nga.
Tình hình lại càng tệ hơn khi thặng dư thương mại của sụt giảm và đầu tư nước ngoài ảm đạm. Tổ chức tư vấn Capital Economics (có trụ sở ở London) nhấn mạnh rằng thặng dư tài khoản vãng lai của Nga năm 2013 không thể bù đắp được đợt thoái vốn lần đầu tiên trong 5 năm qua.
Trong một phát biểu mới đây, Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev đã cố trấn an nhà đầu tư tiền tệ và dân thường, những người đang phải chứng kiến giá trị tài khoản ngân hàng của mình từ từ teo lại. Ông Ulyukayev cho rằng hiện tình hình hoàn toàn không đến nỗi "bi đát."
Với nhịp độ tăng trưởng chỉ ở mức 1,2% trong quý 3/2013, kinh tế Nga (với quy mô 2.000 tỷ USD) hiện đang vận hành trong tình trạng tệ nhất kể từ năm 2009.
Nga đang phải đối mặt với nhu cầu khẩn cấp chuyển sang một mô hình kinh tế dựa vào đầu tư và đổi mới, thay vì lấy xuất khẩu dầu khí làm rường cột./.
Theo Hương Giang