S&P nhận định rủi ro kinh tế châu Âu suy thoái lần 2 đang tăng lên
Nhu cầu hàng hóa khá mạnh mẽ từ nhóm nước mới nổi sẽ mang lại động lực tăng trưởng quan trọng cho các nước châu Âu.
- 30-08-2011IMF hạ mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ và châu Âu
- 26-08-2011Đừng trông chờ vào châu Á
- 25-08-2011Samsung thất bại trước Apple trong cuộc chiến tại châu Âu
Trong báo cáo mới nhất công bố ngày thứ Ba, S&P chỉ ra thất nghiệp cao và việc TTCK giảm điểm sâu tiềm ẩn rủi ro đối với chi tiêu của người tiêu dùng.
S&P nhận định rủi ro kinh tế đi xuống đang tăng lên và tổ chức xếp hạng tín dụng này sẽ vẫn theo dõi chặt chẽ xu thế tiêu dùng trong những quý tới.
Ông Jean-Michel Six, chuyên gia kinh tế trưởng của S&P tại châu Âu, nói: “Chúng tôi vẫn tin rằng rủi ro kinh tế suy thoái lần 2 sẽ vẫn tránh được bởi chúng tôi nhìn thấy một số yếu tố kích thích tăng trưởng trong 18 tháng tới, trong đó bao gồm cả nhu cầu từ phía các nước mới nổi và việc đầu tư vốn của doanh nghiệp vẫn tiếp tục phục hồi, dù chậm chạp.”
S&P nhận định nhu cầu tiêu dùng sẽ có thể hỗ trợ quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong những tháng tới, những gia đình ít nợ nần tại khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ chi tiêu, tuy nhiên triển vọng vẫn còn nhiều điểm u ám.
Báo cáo có đoạn viết: “Nhìn chung, chúng tôi tin việc tăng trưởng GDP quý 2/2011 tại phần lớn các nền kinh tế của châu Âu đi xuống khiến người ta lo lắng về triển vọng tăng trưởng trung hạn trong 18 tháng tới. Sau khi đi xuống thê thảm vào giữa năm 2009, các nền kinh tế châu Âu gặp nhiều khó khăn trong việc lấy lại được những gì đã mất trong giai đoạn đầu của khủng hoảng.”
S&P cho rằng tăng trưởng kinh tế của các nước thuộc châu Âu sẽ vẫn chênh lệch nhau, duy nhất kinh tế Đức tăng trưởng được trở lại mức trước khủng hoảng ở thời điểm cuối quý 2/2011.
Nhu cầu hàng hóa khá mạnh mẽ từ nhóm nước mới nổi sẽ mang lại động lực tăng trưởng quan trọng cho các nước châu Âu. Quý 1/2011, nhập khẩu hàng hóa châu Âu của nhóm nước đang phát triển lên mức cao trong lịch sử,
Ngân hàng Trung ương nhóm nước mới nổi sẽ có thể ngừng thắt chặt chính sách tiền tệ khi giá hàng hóa không tăng nóng như thời điểm trước, tăng trưởng kinh tế các nước này được hỗ trợ quan trọng.
Ngọc Diệp