Sự trì hoãn của Fed thể hiện tầm ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc
Đây là bằng chứng mới nhất cho thấy sức mạnh của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu: ảnh hưởng của Trung Quốc tới thị trường tài chính mạnh mẽ đến mức đây là một trong những nguyên nhân khiến Fed trì hoãn nâng lãi suất.
- 18-09-2015Vì sao Fed chưa nâng lãi suất?
- 18-09-2015FED giữ nguyên lãi suất
- 16-09-2015Tại sao Fed có thể khiến các thị trường rung lắc?
Kết thúc phiên họp hôm qua (18/9), các nhà hoạch định chính sách của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định vẫn giữ lãi suất ở mức gần 0. Fed cho rằng tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Mỹ có thể bị hạn chế bởi “những diễn biến gần đây trên thị trường tài chính và kinh tế toàn cầu). Chủ tịch Janet Yellen cho rằng thị trường tài chính hoảng loạn phản ánh nỗi lo lắng của nhà đầu tư về những rủi ro ở Trung Quốc.
Theo Mickey Levy, chuyên gia kinh tế trưởng tại Berenberg và là người đã có hơn 30 năm phân tích các chính sách của Fed , nếu không vì Trung Quốc và những biến động xoay quanh Trung Quốc, có lẽ Fed đã nâng lãi suất.
Mối quan tâm đến Trung Quốc ngày càng lớn hơn sau khi TTCK toàn cầu chao đảo và khiến 5.000 tỷ USD giá trị vốn hóa bốc hơi mà nguyên nhân chính là động thái phá giá nhân dân tệ của Trung Quốc hôm 11/8. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng ở tốc độ thấp nhất trong 25 năm, bất chấp NHTW nước này đã cắt giảm lãi suất 5 lần và tung các biện pháp kích thích tài khóa.
“Trung Quốc ảnh hưởng lớn đến cuộc họp lần này – điều chưa từng xảy ra trong quá khứ”, một chuyên gia đến từ ngân hàng JPMorgan nhận định.
Trung Quốc đang tác động đến thế giới mạnh hơn bao giờ hết, và ảnh hưởng của nó đến các thị trường trên toàn cầu sẽ chỉ tăng lên mà thôi. Năm ngoái Trung Quốc đóng góp 13,3% GDP toàn cầu, so với mức 5% của 1 thập kỷ trước. Trung Quốc sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế cũng như chính sách tiền tệ của các nước khác.
Tỷ trọng của Trung Quốc trong GDP thế giới
“Chúng tôi đánh giá lại diễn biến của tất cả các khu vực quan trọng trên thế giới, nhưng đặc biệt tập trung vào Trung Quốc và các thị trường mới nổi”, bà Yellen nói. Chủ tịch Fed cũng nói chưa rõ nền kinh tế Trung Quốc sẽ giảm tốc nhanh như thế nào và Chính phủ Trung Quốc có thể giải quyết vấn đề tốt đến đâu.
Mặc dù lạm phát ở dưới mức mục tiêu trong thời gian quá lâu cho Fed lý do để chờ đợi cho đến khi có thể tự tin sẽ đạt được mục tiêu lạm phát, thị trường lao động Mỹ vẫn tiếp tục thể hiện sự khỏe mạnh với tỷ lệ thất nghiệp tháng 8 rơi xuống mức thấp 7 năm.
Theo Brian Jacobsen, người giúp quản lý 250 tỷ USD tại quỹ đầu tư Wells Fargo Advantage Funds, dữ liệu kinh tế của Mỹ có thể tốt nhưng con đường phía trước mới là vấn đề chủ đạo và hiện đang có những rủi ro đe dọa triển vọng kinh tế Mỹ cũng như kinh tế toàn cầu.
“Fed không phụ thuộc Trung Quốc, nhưng các điều kiện trên toàn cầu sẽ tác động tới tăng trưởng và lạm phát ở Mỹ. Và, Fed - cơ quan vốn phụ thuộc vào số liệu kinh tế - sẽ nhìn vào tương lai chứ không phải quá khứ”, Jacobsen nói.