Tại sao ai cũng quan tâm đến các hiệp định tự do thương mại?
Quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu ngày càng được đẩy nhanh bởi các thỏa thuận thương mại khu vực (regional trade agreement – RTA). Số RTA được ký kết đã tăng từ mức 70 trong năm 1990 lên gần 300.
- 16-06-2015Ông Obama nỗ lực cứu TPP
- 15-06-2015Bà Clinton chính thức lên tiếng về TPP
- 05-06-2015"Cân đo đong đếm" hiệp định TPP
Các thỏa thuận thương mại toàn cầu sẽ trở nên tuyệt vời chỉ khi chúng hoạt động hiệu quả. Thỏa thuận đa phương có nghĩa tất cả sẽ cùng áp dụng những tiêu chuẩn chung và hạ hàng rào thuế quan, nhưng vòng đàm phán Doha (được khởi xướng bởi WTO từ năm 2001) cho tới nay vẫn lâm vào bế tắc.
Quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu ngày càng được đẩy nhanh bởi các thỏa thuận thương mại khu vực (regional trade agreement – RTA). Số RTA được ký kết đã tăng từ mức 70 trong năm 1990 lên gần 300.
Ở thời điểm hiện tại, có 2 RTA đang thu hút được nhiều sự chú ý nhất. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ kết nối 11 nước thuộc khu vực Thái Bình Dương (trong đó có Nhật Bản và Singapore) với Mỹ, tạo thành khối đóng góp tới 40% GDP và 1/3 giao dịch thương mại toàn cầu. Trong khi đó, Hiệp định đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) là thỏa thuận đầy tham vọng giữa Mỹ và các nước thuộc Liên minh châu Âu.
Dẫu vậy, những tiếng nói phản đối mạnh mẽ phản đối các hiệp định thương mại tự do cũng không phải là ít. Khi các thỏa thuận thương mại bước vào “vùng đất” của những luật lệ phức tạp, rất khó để đánh giá chính xác tác động của chúng. Kể cả một số chuyên gia kinh tế lâu nay vẫn ủng hộ các hiệp định tự do thương mại cũng cho rằng tác động thúc đẩy tăng trưởng sẽ rất nhỏ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cố gắng thuyết phục đảng của ông về những lợi ích của TPP. Nhiều chính trị gia đảng Cộng hòa cho rằng nhập khẩu từ những nước có chi phí nhân công thấp (như Việt Nam) sẽ ảnh hưởng đến thị trường lao động của các ngành như sản xuất xe hơi và dệt may. Có vẻ như ông Obama đã thắng khi ông vừa chính thức được Thượng viện Mỹ trao quyền đàm phán nhanh.
Những lập luận phản đối TTIP đi theo một hướng hoàn toàn khác. Những người phản đối cho rằng TTIP sẽ cho phép các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ trốn tránh những luật lệ hà khắc của châu Âu. Tiếng nói phản đối khá mạnh mẽ ở Đức. Những chỉ trích của người Đức chủ yếu tập trung vào Chlorhühnchen (gà nhúng clo), một ví dụ điển hình cho nỗi lo ngại TTIP sẽ khiến những sản phẩm kém chất lượng của Mỹ tràn vào châu Âu.