Tại sao nhóm nước giàu cần giảm nợ công?
Việc giảm nợ xuống mức trước khủng hoảng sẽ giúp thế hệ tương lai không phải trả giá cho cuộc khủng hoảng hiện tại.
Đến năm 2014, tỷ lệ nợ công của nhóm nước giàu có thể lên mức 110% GDP, cao hơn gần 40% so với mức cuối năm 2007. Với những chính sách hiện tại, tỷ lệ nợ công sẽ tiếp tục tăng.
Việc làm sao để thay đổi điều này sẽ là nhiệm vụ hóc búa nhất trong thập kỷ tới. Thị trường tài chính đang buộc một số bên phải đưa ra những quyết định đầy khó khăn. Hy Lạp có kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách từ mức 12,7% GDP năm 2009 xuống mức 3% vào năm 2013 bằng giảm chi tiêu, tăng thuế và đặt mục tiêu tăng trưởng vượt bậc. Bồ Đào Nha đẩy nhanh kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách từ mức 9,3%.
Thế nhưng chưa đầy một nửa nhóm nước thuộc OECD đã đưa ra kế hoạch chi tiết để giảm thâm hụt ngân sách trong trung hạn. Lựa chọn của họ cho thấy hướng tăng trưởng và cấu trúc của nền kinh tế nhóm nước đó trong tương lai. Bất chấp những rủi ro có thể đến, các chuyên gia kinh tế không đưa ra bất kỳ sự đảm bảo nào về một mục tiêu rõ ràng hay cách tốt nhất để làm được điều này.
Việc giảm nợ xuống mức trước khủng hoảng sẽ có ý nghĩa nhất định. Thế hệ tương lai không phải trả giá cho chi phí của cuộc khủng hoảng hiện tại.
Chính phủ có thêm khả năng tài khóa để đương đầu với những cuộc suy thoái tới. Nợ chính phủ sẽ không làm giảm đầu tư tư nhân, yếu tố có thể khiến tăng trưởng kinh tế tương lai đi xuống. IMF cho rằng khi nợ của nước giàu tăng thêm 35%, chi phí vay tiền sẽ tăng thêm 2%.
Đáng tiếc, hiện nay chưa có bằng chứng nào về việc các nước đặt mục tiêu nợ 60% chứ chưa nói đến họ sẽ làm được điều đó một cách nhanh chóng. Trong quá khứ, tỷ lệ nợ công của một số nước cao hơn so với ngày nay và sau đó giảm sâu.
Chuyên gia Andrew Scott thuộc London Business School chỉ ra tỷ lệ nợ công của Anh tăng từ mức 121% GNP năm 1918 lên mức 191% năm 1932 và mãi đến năm 1960 mới trở lại mức của năm 1918. Trong nghiên cứu gần đây, chuyên gia Carmen Reinhart và Ken Rogoff đưa ra nhận xét mức nợ công dưới 90% GDP không quá cản đà tăng trưởng kinh tế, thế nhưng nếu tỷ lệ nợ công lên cao hơn, ảnh hưởng không nhỏ.
Con số này không giống nhau với mỗi nước. Với thị trường trái phiếu lớn và tổ chức uy tín nhất thế giới, Mỹ có thể vay tiền và chịu tỷ lệ nợ công cao hơn nhiều so với Hy Lạp.
Xét về nguyên tắc, các nước có thể giảm nợ bằng nhiều cách. Họ có thể tuyên bố vỡ nợ bằng cách này hay cách khác. Đối với phần lớn các nước, con đường này không mấy hấp dẫn. Họ có thể cố gắng kích thích tăng trưởng, giảm nợ công và giúp giảm thâm hụt ngân sách bằng việc tăng doanh thu thuế. Thâm hụt ngân sách hiện nay sẽ làm giảm chi phí lương hưu và những lời hứa về y tế trong tương lai, như vậy chỉ tăng trưởng là không đủ. Ngân sách sẽ phải thắt chặt.
Mức độ thắt chặt còn tùy thuộc vào mục tiêu của chính phủ. Tính toán của IMF cho thấy để giảm tỷ lệ nợ công xuống mức 60% vào năm 2030, chính phủ nhóm nước giàu cần cải thiện ngân sách lên mức trung bình 8% GDP vào năm 2020. Thâm hụt cấu trúc cần từ mức 4,3% GDP năm 2010 lên mức thặng dư 3,7%. Họ cần duy trì được thặng dư đó. 1/5 nhóm nước giàu, trong đó có cả Mỹ và Anh, sẽ cần mức thặng dư khoảng 10% hoặc hơn thế nữa. Để ổn định tỷ lệ nợ ở mức năm 2012 sẽ cần sự điều chỉnh ít nhất khoảng một nửa.
Mục tiêu nợ/GDP sẽ phụ thuộc vào công cụ để làm được việc này. Cân bằng ngân sách bằng việc tăng thuế, sẽ có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng hơn là việc sống chung với tỷ lệ nợ cao. Sự điều chỉnh tài khóa phụ thuộc vào giảm chi tiêu ổn định và hỗ trợ tăng trưởng hơn tăng thuế.
Nghiên cứu cho thấy việc giảm lương trong lĩnh vực công và sự chuyển giao tốt hơn giảm đầu tư công. Từ việc nâng độ tuổi nghỉ hưu cho đến giảm trợ cấp nông nghiệp đều mang lại lợi ích kép: các biện pháp này giúp kích thích tăng trưởng bằng việc cải thiện tài chính công và khuyến khích người ta làm việc chăm chỉ hơn hay tận dụng nguồn lực hiệu quả hơn.
Sự điều chỉnh ngân sách dựa trên giảm chi tiêu vào thập niên 1980 và 1990 sau đó đã mang lại tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, có lẽ bởi ảnh hưởng lên niềm tin và lãi suất vượt qua sự thiệt hại của nhu cầu chính phủ.
Điều này có thể không tái diễn bởi người tiêu dùng đang chịu gánh nặng nợ nần, lãi suất hiện đã ở mức quá thấp. Thế nhưng ưu điểm của việc giảm chi tiêu vẫn còn nguyên. Vấn đề ở chỗ, quy mô điều chỉnh khó có thể đạt được chỉ bằng việc giảm chi tiêu. Chuyên gia phân tích thuộc IMF cho rằng 3% trong mức điều chỉnh 8% sẽ đến từ nguồn thu khi thuế tăng.
Loại thuế ảnh hưởng ít nhất đến tăng trưởng kinh tế là thuế tiêu thụ hay thuế đối với tài sản cố định như bất động sản.
Xét đến áp lực từ sự nóng lên trên toàn cầu, thuế môi trường cũng sẽ có nhiều ý nghĩa. Chính phủ các nước châu Âu cho đến nay phụ thuộc nhiều hơn vào thuế doanh thu hơn so với nhóm nước giàu, một số nước đang bắt đầu tăng thuế giá trị gia tăng.
Chính trị gia ở một số nước hiện đang đề ra mục tiêu đánh thuế cao vào nhóm người giàu, điều này có thể làm hài lòng một số người nhưng không thể giúp tăng trưởng cao hơn.
Theo Dân Trí/Economist