Thách thức kinh tế đang chờ đón Singapore sau bầu cử
Sau khi giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử ngày 12/9, Đảng Hành động Nhân dân (PAP), đảng cầm quyền ở Singapore, đang đối mặt với những thách thức phát sinh từ hiện trạng kinh tế khó khăn trong nước mà chưa thể có ngay một giải pháp dễ dàng và hiệu quả.
- 12-09-2015Bầu cử Singapore: Đảng của Thủ tướng Lý Hiển Long giành thắng lợi
- 11-09-20153 người được quan tâm nhất cuộc bầu cử ở Singapore
- 10-09-2015Cước taxi Việt Nam đắt hơn Singapore vì ‘đi 1 trả tiền 10’
- 09-09-2015Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Singapore muốn đầu tư sang Việt Nam
Theo các nhà phân tích, sau khi giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử ngày 12/9, Đảng Hành động Nhân dân (PAP), đảng cầm quyền ở Singapore, đang đối mặt với những thách thức phát sinh từ hiện trạng kinh tế khó khăn trong nước mà chưa thể có ngay một giải pháp dễ dàng và hiệu quả.
Các vấn đề liên quan tới lao động như chính sách nhập cư và cơ hội việc làm cho người dân bản địa là các chủ đề “nóng” được thảo luận trong thời gian vận động trước cuộc bầu cử.
Trước việc công chúng không ủng hộ kế hoạch “cởi mở” hơn đối với người nhập cư, Chính phủ Singapore đã áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn đối với nhu cầu tìm việc làm của người nước ngoài trong vài năm qua, dẫn tới tình trạng nguồn cung hạn hẹp của thị trường lao động nước này.
Hiện có những dấu hiệu cho thấy việc hạn chế việc làm dành cho người nước ngoài đang gióng hồi chuông báo động cho hoạt động kinh tế của Singapore, vốn đã giảm 4,6% trong quý 2/2015 (sau khi đã điều chỉnh theo mùa).
Theo BMI Research, thuộc công ty cung cấp thông tin tài chính Fitch Group, cùng với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, nhất là doanh nghiệp đang gặp khó khăn trước những quy định chặt chẽ hơn và mức thuế cao hơn đối với các lao động nước ngoài, khu vực dịch vụ của Singapore cũng chịu nhiều tác động nhất bởi các chính sách chặt chẽ hơn trong việc tuyển dụng lao động nước ngoài.
BMI dự đoán tình hình trên sẽ không tự chuyển biến tích cực trong thời gian tới. Trong khi đó, các sáng kiến cải cách kinh tế của Singapore sẽ cần nhiều thời gian để có thể đạt hiệu quả trong bối cảnh nước này từ năm 2010 đã trở nên quá phụ thuộc vào nguồn cung lao động nước ngoài ở mọi trình độ.
Vietnam+