MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thái Bình Dương trỗi dậy (P2)

04-01-2015 - 10:36 AM | Tài chính quốc tế

Ngay khi khu vực Thái Bình Dương đang chuẩn bị ăn mừng thành quả trong nửa thế kỷ vừa qua, nhiều vấn đề căng thẳng bắt đầu xuất hiện.

Đó là sự gia tăng cạnh tranh giữa các "quốc gia siêu cường" và chủ nghĩa dân tộc đang nổi lên ở Nhật Bản, Trung Quốc cũng như những cơn gió biến động bất ngờ từ Hong Kong, Thái Lan và Bắc Triều Tiên. Các "biến động" ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và các rủi ro tiềm tàng là những thách thức mà APEC phải đối mặt ngay từ khi nó mới thành lập năm 1989," Alan Bollard - giám đốc điều hành APEC nói.

Bên cạnh đó là các làn sóng trái chiều phức tạp. Nhiều quốc gia Đông Nam Á lo ngại rằng cam kết của Mỹ đối với khu vực đang bị dao động bởi mối đe doạ lớn hơn từ Trung Đông và Ukraine. Đồng thời, họ không muốn Mỹ khiêu khích Trung Quốc bằng việc tham gia quá sâu vào các vấn đề của khu vực. 

Gần đây, căng thẳng đã lan sang cả lĩnh vực kinh tế. Trung Quốc và Mỹ đều có kế hoạch riêng trong việc phát triển vùng biển Thái Bình Dương thành một trung tâm thương mại và mậu dịch tự do khổng lồ trong tương lai. Chính quyền của ông Obama đã từng tuyên bố họ muốn tiến tới một hiệp ước thương mại với các qui tắc rõ ràng, cụ thể nhằm đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác xuyên Thái Bình Dương. Trong dự thảo này, Trung Quốc được định hướng sẽ tiếp tục duy trì mô hình chủ nghĩa tư bản nhà nước. 

Fred Bergsten đến từ Viện kinh tế quốc tế Peterson, Washington miêu tả các ý đồ thương mại và chiến lược quân sự này đan xếp như một giải đấu ngẫu hứng. "Chúng ta đang đứng giữa một cuộc chuyển đổi lịch sử tác động đến kiến chung kinh tế nói chung của khu vực Thái Bình Dương. Các mô hình kinh tế và chính trị ngày càng cạnh tranh khốc liệt, như một chùm bóng bay hỗn loạn được thả tự do trên bầu trời", ông nói.  

Trong quá khứ, Thái Bình Dương là một khu vực kém phát triển so với Đại Tây Dương - nhiều nhà nghiên cứu nhận định, nó hoàn toàn lép vế so với các cường quốc năng lượng khác. Qua nhiều thế kỷ, các cường quốc châu Âu coi đây là vùng đất kinh doanh độc quyền mà họ rất khó tiến vào. Cướp biển là những "thương nhân" tự do duy nhất ở đây. Thảm hoạ lịch sử này đang có nhiều nguy cơ lặp lại.

Nhiều người cho rằng điểm yếu nhất của khu vực này là không có một cơ sở pháp lý vững chắc để đảm bảo công bằng cho các giao dịch. Trong khi đó hiến chương của khu vực Đại Tây Dương được xây dựng năm 1941 bởi Winston Churchill và Franklin Roosevelt, qui định rõ ràng về các qui tắc ngăn chặn xâm chiếm lãnh thổ, lưu thông thương mại và đảm bảo tự do giao dịch trên biển. Ngày nay, tất cả những vấn đề trên vẫn đang gây nhiều nhức nhối ở bờ tây Thái Bình Dương.

Ông Bergsten cho rằng "sự tương đồng văn hoá" giữa các quốc gia khu vực Đại Tây Dương - nơi sản sinh ra các điều lệ và tổ chức như NATO - tạo nên sự khác biệt với các quốc gia Thái Bình Dương, hay thậm chí khu vực Đông Nam Á. "Sở hữu một bãi biển bên bờ Thái Bình Dương không có nghĩa bạn sẽ trở thành thành viên của cộng đồng đó," Robert Manning đến từ Hội đồng Đại Tây Dương nói. Một vài người cho rằng qui tắc duy nhất ở khu vực Đông Á là chủ nghĩa dân tộc và lịch sử xâm lược giữa các quốc gia.

Bốn lý do để lạc quan

Tuy nhiên, bài viết này sẽ phân tích theo giả thiết trào lưu "chia sẻ" sẽ chiếm ưu thế. Khu vực Đông Á có nhiều điểm tương đồng với Mỹ khi yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định quyền lực là sự giàu có. "Ở Đông Á, ngoại trừ Bắc Triều Tiên, phương thức các nhà cầm quyền quyết định luật lệ thay đổi liên tục và nhanh hơn sự phát triển của bất kỳ học thuyết chính trị nào," Bilahari Kausikan - đại diện từ đại sứ quán Singapore cho biết. "Phương thức này không đủ để đảm bảo hoà bình. Tuy nhiên, ít nhất các chính phủ Đông Á sẽ giảm thiểu tối đa cản trở và duy trì tốc độ tăng trưởng."

Bên cạnh tăng trưởng, các quốc gia khu vực Thái Bình Dương cam kết hợp tác trên 3 lĩnh vực chủ đạo là thương mại, kết nối và cải cách. Trong khi các giá trị và ý tưởng cải cách lan truyền qua bờ Đại Tây Dương thông qua các nhóm hành hương Pilgrim Fathers, sự lưu thông hàng hoá xuyên Thái Bình Dương chủ yếu là vàng, bạc, lụa, đồ sứ, các loại gia vị, gỗ đàn hương - đa số được sản xuất tại Trung Quốc. Ngày nay, phần lớn các giao dịch tập trung trong lĩnh vực silicon.

Thương mại cũng thay đổi theo thời gian. Mô hình "nhạn bay" mẫu mực một thời của Nhật Bản (mô hình công nghiệp hoá theo hướng V, tập trung phát triển một số ngành công nghiệp hàng đầu chủ chốt) đã giúp tạo nên "phép màu" tại nhiều nền kinh tế Đông Nam Á những năm 1990. Tuy nhiên, sự tự tin không thể kéo dài. Sức cạnh tranh của Mỹ không ngừng tăng cao nhờ cuộc cách mạng năng lượng trong nửa thập kỷ vừa qua; do vậy nhiều nền kinh tế châu Âu trở nên thân thiết và phụ thuộc hơn vào cường quốc này.

Thương mại xuất hiện cùng các ý tưởng mới. Kishore Mahbubani - nhà văn đến từ Singapore - cho rằng nền kinh tế thị trường tự do đứng đầu trong danh sách "7 chiến lược khôn ngoan nhất" mà châu Á học tập được từ phương Tây, cùng với khoa học - công nghệ, chính sách trọng dụng nhân tài, chủ nghĩa thực dụng, hoà bình, luật pháp và giáo dục. Trong khi đó, các nước châu Mỹ Latin bên bờ Thái Bình Dương lại tìm đến khu vực Đông Á để học tập các mô hình kinh tế hiệu quả.

Các nước nhỏ hơn bên bờ Thái Bình Dương, bao gồm Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã liên kết với nhau để chống lại sức mạnh từ các cường quốc lớn. Dòng chảy nhân lực liên tục di chuyển từ khu vực Thái Bình Dương sang Thung lũng Silicon và ngược lại. Các chương trình giao lưu văn hoá giữa ba quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc được tổ chức thường xuyên, giúp thắt chặt mối quan hệ hợp tác và tăng cường chủ nghĩa dân tộc. 

Thái Bình Dương là nơi networking - trào lưu mạng xã hội của thế kỷ 21 - phát triển nhanh nhất thế giới. Từ thung lũng Silicon đến Thượng Hải và ngược lại, các công ty Internet lớn tăng trưởng với tốc độ đáng kinh ngạc. Nirvikar Singh, đồng tác giả cuốn sách "The Oxford handbook of the Economics of the Pacific Rim," xuất bản đầu năm nay , cho biết các đại dương trên toàn cầu đang dần trở thành các "sân chơi kỹ thuật số".

Tuy nhiên, để thực sự trở thành một sân chơi hơn là một chiến trường, khu vực này cần thiết lập các quy tắc chi phối thương mại và điều hành các tuyến thông thương đường biển. Kể từ sau chiến tranh thế giới lần 2, các quy tắc này đã được củng cố bởi sự hiện diện của quân đội gìn giữ hoà bình Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương. Họ cũng tham gia vào việc hàn gắn các vết thương chiến tranh. Tuy nhiên, Mỹ không phải là "vị trọng tài" duy nhất.

Ông Bollard đến từ tổ chức APEC cho biết khu vực này đã hưởng lợi từ tập hợp các tiêu chuẩn “lỏng lẻo” – mang tính hướng dẫn hơn là các qui tắc chuẩn mực và bắt buộc. Sự vươn lên của Trung Quốc trong những năm gần đây đi cùng với mong muốn tăng cường “tiếng nói” trong khu vực và áp đặt các luật lệ riêng, đặc biệt với các nước láng giềng. Vì vậy, để đạt được sự đồng thuận từ bất cả các bên trong việc thiết lập luật lệ chung sẽ còn là thử thách lớn với khu vực Thái Bình Dương trong nửa thế kỷ tới. 


Thảo Phương

huongnt

Economist

Trở lên trên