Thành phố Hồng Hải đã khiến lãnh đạo Apple kinh ngạc như thế nào? (3)
Dù là lãnh đạo công ty của Mỹ nhưng lãnh đạo Apple quá thích Hồng Hải đến mức tuyên bố: “Chúng tôi không có trách nhiệm phải giảm tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ.”
- 27-01-2012“Mặt tối” của một trong những trung tâm sản xuất iPad, iPhone lớn nhất thế giới (2)
- 26-01-2012Mồ hôi, nước mắt và máu đằng sau những chiếc iPad, iPhone (1)
- 30-01-2012Samsung và Apple đang “cướp” khách hàng của RIM
- 28-01-2012Apple "nhắm mắt làm ngơ" với số phận của công nhân lắp ráp?
Kỳ 1: Tại sao Apple không muốn sản xuất iPhone tại Mỹ?
Kỳ 2: Ngành sản xuất châu Á và những điều nước Mỹ không làm được
Cách nhà máy sản xuất kính khoảng 8 giờ lái xe là một khu tổ hợp, được biết đến với cái tên thành phố Foxconn (Hồng Hải) nơi điện thoại iPhone được lắp đặt. Đối với giới điều hành doanh nghiệp Trung Quốc, thành phố Hồng Hải là minh chứng rõ ràng nhất cho việc Trung Quốc có thể mang lại nhiều nhân lực cho ngành sản xuất với chất lượng tốt hơn Mỹ.
Ở Mỹ, chẳng có thành phố Hồng Hải nào tồn tại.
Hồng Hải có khoảng 230 nghìn lao động, nhiều người làm việc 6 ngày/tuần và họ thường làm việc khoảng 12 tiếng/ngày tại nhà máy. Khoảng hơn ¼ tổng nhân công làm việc tại Hồng Hải sống trong khu nhà ở của nhà máy và nhiều người công nhân kiếm được chưa đầy 17USD/ngày. Một nhà điều hành của Apple đến thăm nhà máy của Hồng Hải đúng giờ chuyển ca, xe ô tô của ông đã mắc kẹt trong dòng người lao động dài bất tận. Ông nói: “Quy mô thật không thể tưởng tượng nổi.”
Ban lãnh đạo của Hồng Hải tuyển khoảng 300 bảo vệ để định hướng đi cho người lao động để họ không mắc kẹt tại các cửa ra vào nhà máy. Hệ thống bếp của Hồng Hải tiêu thụ khoảng 3 tấn thịt lợn và 13 tấn gạo/ngày. Dù bên trong nhà máy sạch như lau, không gian ở khu nghỉ ngơi gần đó đặc quánh khói thuốc.
Tập đoàn công nghệ Hồng Hải (Foxconn Technology) có khoảng hơn 10 nhà máy tại châu Á và Đông Âu, Mê hicô và Braxin, công ty lắp ráp khoảng 40% lượng hàng hóa điện tử tiêu dùng trên thế giới cho các khách hàng nổi tiếng như Amazon , Dell , Hewlett-Packard , Motorola , Nintendo, Nokia , Samsung và Sony.
Bà Jennifer Rigoni, người đảm nhiệm vị trí điều hành sản xuất cho Apple cho đến năm 2010, cho biết: “Họ có thể tuyển khoảng 3.000 người làm việc qua đêm. Làm gì có nhà máy nào của Mỹ kiếm được 3.000 người chấp nhận làm việc giữa đêm và thuyết phục họ sống trong khu nhà ở của nhà máy?
Giữa năm 2007, sau 1 tháng thử nghiệm, kỹ sư của Apple cuối cùng đã tìm được cách cắt kính để sử dụng cho màn hình của iPhone. Lô hàng kính mẫu đầu tiên của Apple đến thành phố Hồng Hải vào giữa đêm. Đó là khi điều hành của nhà máy lập tức gọi hàng nghìn công nhân dậy, mặc đồng phục chỉnh tể, áo sơ mi trắng, đen dành cho nam và đỏ dành cho nữ, nhanh chóng họ lao ngay vào công việc lắp đặt những chiếc điện thoại. Chỉ trong 3 tháng, Apple bán được 1 triệu chiếc iPhone. Từ đó đến nay, nhà máy của Hồng Hải lắp đặt khoảng 200 triệu chiếc điện thoại.
Tập đoàn Hồng Hải từ chối cung cấp danh sách tên các khách cụ thể.
Đại diện tập đoàn nói: “Bất kỳ một người công nhân nào được tập đoàn tuyển dụng đều được hưởng chế độ đãi ngộ và quyền hạn rõ ràng theo quy định của chính phủ Trung Quốc. Chúng tôi nghiêm túc bào vệ quyền lợi của người lao động và luôn cố gắng để giúp hơn 1 triệu người lao động có một môi trường làm việc an toàn và tích cực.”
Đại diện tập đoàn bác bỏ chi tiết mà cựu điều hành của Apple kể lại, ông khẳng định việc làm ca đêm hoàn toàn không có bởi công ty quy định rõ ràng về ca làm của người lao động và mỗi người lao động đều có thẻ từ chỉ cho phép họ ra vào nhà máy trong giờ làm việc đã quy định từ trước. Ông cho biết các ca lắm bắt đầu từ 7h sáng hoặc 7h tối và rằng người lao động khi làm việc đều nhận được thông báo trước ít nhất 12 tiếng.
Người lao động của Hồng Hải trong khi đó lại không thống nhất với tuyên bố trên của lãnh đạo nhà máy.
Apple hưởng một quyền lợi lớn khi thuê gia công tại Trung Quốc, cụ thể, Trung Quốc có thể cung cấp lực lượng kỹ sư lành nghề, quy mô lớn mà nước Mỹ không thể chạy đua nổi. Điều hành của Apple đã tính toán rằng khoảng 8.700 giám sát và hướng dẫn công nhân trong dây chuyền 200.000 công nhân lắp ráp điện thoại iPhone. Công ty tính toán rằng tại Mỹ, họ phải mất đến 9 tháng mới tìm đủ số kỹ sư trên. Ở Trung Quốc, 15 ngày thôi, mọi chuyện đều được giải quyết.
Ông Martin Schmidt, giáo sư tại Học viện công nghệ Massachussetts, nhận xét công ty như Apple gặp nhiều khó khăn nếu muốn mở nhà máy tại Mỹ bởi họ không kiếm đâu ra được đội ngũ nhân viên kỹ thuật thực sự phù hợp. Họ cần kỹ sư với trình độ cao hơn phổ thông nhưng không cần thiết phải đến mức độ đã có bằng đại học. Kỹ sư tại Mỹ với trình độ kỹ năng đó khó tìm vô cùng, nước Mỹ không có đủ để đáp ứng nhu cầu của các công ty công nghệ.
Một số sản phẩm của iPhone thuần chất Mỹ. Phần mềm của iPhone cũng như chiến dịch marketing sản phẩm được tạo ra tại Mỹ. Gần đây, Apple xây dựng trung tâm dữ liệu 500 triệu USD tại North Carolina. Sản phẩm bán dẫn quan trọng nhất bên trong chiếc iPhone 4 và iPhone 4S được sản xuất tại nhà máy của Samsung ở Hàn Quốc.
Tuy nhiên tất cả các nhà máy trên không mang lại nhiều việc làm. Trung tâm nghiên cứu của Apple tại North Carolina chỉ có duy nhất 100 nhân viên làm việc toàn thời gian. Nhà máy của Samsung hiện đang tuyển dụng khoảng 2.400 nhân viên.
Ông Jean-Louis Gassée, người giám sát phát triển sản phẩm và tiếp thị cho Apple cho đến năm 1990, nói: “Nếu công ty tăng quy mô từ 1 triệu cho đến 30 triệu điện thoại, công ty không cần thêm lập trình viên. Tất cả các công ty công nghệ mới, từ Facebook, Google cho đến Twitter hưởng lợi từ điều này. Họ tăng trưởng nhưng không cần tuyển dụng nhiều.”
Thật khó để tính toán Apple sẽ mất thêm bao nhiêu chi phí nếu sản xuất điện thoại iPhone tại Mỹ. Nhiều học giả và chuyên gia phân tích trong ngành sản xuất ước tính rằng bởi lao động chỉ đóng vai trò nhỏ trong công nghệ sản xuất, nếu Apple sản xuất iPhone tại Mỹ và trả lương cho người Mỹ, chi phí mỗi chiến iPhone tăng thêm 65USD. Bởi Apple lãi hàng trăm USD mỗi chiếc điện thoại, kể cả họ có sản xuất iPhone tại Mỹ, trên lý thuyết, công ty vẫn lãi lớn.
Dù vậy, tính toán trên, xét từ nhiều góc độ, không có ý nghĩa bởi để sản xuất được điện thoại iPhone tại Mỹ, Apple cần nhiều hơn việc tuyển người lao động Mỹ, nó đồng nghĩa với thay đổi toàn bộ nền kinh tế nội địa và toàn cầu. Giới điều hành Apple tin không có đủ người lao động tại Mỹ có kỹ năng mà công ty cần hoặc cũng không có đủ nhà máy mang đến tốc độ sản xuất và sự linh hoạt như nhà máy tại Trung Quốc. Nhiều công ty khác làm việc với Apple như Corning cũng nói họ sẽ tìm đến nước ngoài.
Hoạt động sản xuất kính cho iPhone tại Mỹ đã giúp hồi sinh cho nhà máy Corning tại Kentucky và nay khá nhiều kính cho iPhone vẫn được sản xuất ở đây. Sau khi iPhone thành công, Corning nhận được hàng tá đơn đặt hàng từ nhiều công ty hy vọng bắt chước thành công về thiết kế của Apple. Doanh thu từ sản xuất kinh của công ty lên mức hơn 700 triệu USD/năm và hiện tuyển dụng khoảng 1.000 người Mỹ để phát triển hoạt động sản xuất.
Thế nhưng khi thị trường ngày một mở rộng, hoạt động sản xuất của Corning nay lại được thực hiện ở Nhật hoặc Đài Loan.
Ông James B. Flaws, phó chủ tịch kiêm giám đốc tài chính của Corning, cho biết: “Khách hàng của chúng tôi tại Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật và Trung Quốc. Chúng tôi có thể sản xuất kính tại Mỹ sau đó chuyển bằng tàu, mất 35 ngày. Hoặc chúng tôi có thể chuyển hàng bằng đường máy bay nhưng chi phí tăng cao gấp 10 lần. Vì vậy chúng tôi xây dựng nhà máy kính ngay cạnh nhà máy lắp ráp và tất nhiên nhà máy lắp ráp ở nước ngoài.”
Ngọc Diệp