Trung Quốc, cảm ơn vì đã xuống dốc
Trên internet, hình ảnh những người nông dân, những bà nội trợ mất đi những khoản tiết kiệm cả đời đã khiến những lo ngại vô căn cứ bùng lên ở Trung Quốc.
- 15-03-2016Trung Quốc chật vật với đình công
- 15-03-2016Trung Quốc giảm tỷ giá mạnh nhất từ đầu năm đến nay
- 15-03-2016Trung Quốc không dùng cơ chế ngắt mạch chứng khoán trong vài năm nữa
- 14-03-2016Trung Quốc nới lỏng nhiều lĩnh vực cho doanh nghiệp nước ngoài
- 11-03-2016Trung Quốc đầu tư kỷ lục vào Mỹ, châu Âu
Theo chuyên gia Fen Sung của công ty LGBR Capital, những bất ổn gần đây do sự thiếu hiểu biết về chứng khoán Trung Quốc đang đi vào giai đoạn then chốt, và những số liệu kinh tế quan trọng đã bị bỏ qua.
Trên thực tế, cổ phiếu chỉ chiếm hơn 15% tài sản tài chính của các hộ gia đình tại Trung Quốc và điều này đồng nghĩa với việc vòng xoáy chứng khoán tại đây đã không còn ảnh hưởng quá nhiều tới những số liệu tiêu dùng nữa.
Hiện nay tại Trung Quốc có khoảng 200 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu và con số này được dự đoán sẽ tăng lên hơn 600 triệu trong vòng 10 năm nữa – tức nhiều hơn dân số của Mỹ và Nhật Bản cộng lại. Tầng lớp này sẽ là đầu tàu kéo Trung Quốc trở thành cỗ máy tiêu dùng tiếp theo của thế giới.
Một tín hiệu đáng mừng cho thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới là việc dịch vụ bán hàng trực tuyến đã tăng trưởng 39% trong năm 2015. Điện thoại thông minh đã trở thành một đồ dùng phổ biến tại Trung Quốc và lượng người sử dụng internet qua những thiết bị này đã vượt qua lượng người dùng máy tính cá nhân. Chính những điều đó đã làm thay đổi mô hình mua sắm tại đây.
Nếu nền kinh tế hơn 10.000 tỷ của Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tăng trưởng với tốc độ lớn hơn 10%/năm, lạm phát và lãi suất toàn cầu sẽ đi về đâu? Hãy cảm ơn Trung Quốc vì đã giảm tốc để sân khấu kinh tế có nhiều hơn một diễn viên.
Người Đồng Hành