Trung Quốc đẩy mạnh chi phối các tập đoàn của Mỹ
Năm 2016 hứa hẹn sẽ ghi dấu số lượng kỷ lục các công ty Trung Quốc thâu tóm các công ty Mỹ và Quốc hội Mỹ đã không giấu sự lo lắng trước xu hướng này.
- 20-03-2016Đằng sau làn sóng doanh nghiệp Trung Quốc ồ ạt thâu tóm doanh nghiệp Mỹ
- 18-03-2016Người Trung Quốc đang nhận ra "giấc mộng Trung Hoa" của họ chỉ có thể thực hiện tại Mỹ
- 15-03-2016Công ty Trung Quốc chi 6,5 tỷ USD mua khách sạn Mỹ
- 11-03-2016Trung Quốc đầu tư kỷ lục vào Mỹ, châu Âu
- 15-01-2016Trung Quốc bắt đầu mua dầu xuất khẩu của Mỹ
Chỉ tính riêng trong tháng 2/2016 đã có 45 nghị sỹ Mỹ viết thư đến Ủy ban đầu tư với nước ngoài (CFIUS) trực thuộc Bộ Tài chính Mỹ.
Trong bức thư này, các nghị sỹ đã bày tỏ sự quan ngại vì các nhà đầu tư Trung Quốc định thâu tóm Thị trường Chứng khoán Chicago, đồng thời yêu cầu CFIUS phải tiến hành điều tra kỹ lưỡng các hợp đồng có thể được phía Trung Quốc ký kết với các đối tác Mỹ.
Tuy nhiên, các nghị sỹ Mỹ không chỉ phải quan ngại vì khả năng người Trung Quốc thâu tóm một trong những thị trường chứng khoán lớn nhất nước Mỹ.
Mới đây, thượng nghị sỹ Mỹ Sherrod Braun đã trực tiếp gửi thư cho bộ trưởng tài chính Mỹ J.Lew để tiếp tục khẳng định rằng giới doanh nghiệp Trung Quốc đang đẩy mạnh thâu tóm các công ty Mỹ và đây là dấu hiệu rất đáng lo ngại.
Những quan ngại của ông Sherrod Braun không phải không có cơ sở. Mới đây, các cơ quan thống kê Mỹ đã công bố hợp đồng kinh tế lớn nhất trong năm 2016 (tính đến thời điểm hiện tại) giữa các công ty Trung Quốc và Mỹ.
Cụ thể, hợp đồng có giá trị kỷ lục thuộc về công ty Chem China khi thâu tóm công ty Syngenta của Mỹ với trị giá 48 tỷ USD. Hợp đồng có giá trị lớn thứ hai là giữa tập đoàn HNA Group với Ingram Microzа có giá trị 6,3 tỷ USD…
Trong tháng 1/2016, giới truyền thông cũng đã đề cập nhiều đến việc gã khổng lồ Dalian Wandacủa Trung Quốc mua được lượng cổ phần kiểm soát của công ty Legendary Entertainment, một công ty lớn trong Hollywood.
Trên đây mới chỉ là một số điển hình cho các hợp đồng có giá trị “khủng”. Mới chỉ chưa đầy 3 tháng của năm 2016, các cơ quan thống kê của Mỹ đã ghi nhận 170 hợp đồng thâu tóm hoặc mua cổ phần trong các công ty Mỹ của giới doanh nghiệp Trung Quốc.
Theo số liệu của Dealogic, giá trị của 170 hợp đồng này lên đến 105 tỷ USD, gần bằng với con số của cả năm 2015. Trong năm 2015, số hợp đồng giữa các doanh nghiệp Trung Quốc với các công ty Mỹ là 607 với trị giá 112,5 tỷ USD.
Các chuyên gia phân tích kinh tế cho rằng, các công ty của Trung Quốc đang đẩy mạnh mở rộng thị trường, bất chấp việc tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang suy giảm.
Một trong những mục đích chính của các thương vụ mua cổ phần và thâu tóm các công ty Mỹ là nhằm “khai khẩn” thị trường rộng lớn trước đây vẫn đóng cửa đối với giới doanh nghiệp Trung Quốc.
Việc mua lại Syngenta của tập đoàn Chem China được thực hiện nhằm sở hữu các công nghệ, các nghiên cứu khoa học của Syngenta.
Đối với Dalian Wanda, sau khi sở hữu một trong những công ty lớn nhất trong mạng lưới các công ty giải trí của Mỹ, người Trung Quốc sẽ kiểm soát được Legendary Entertainment, có nghĩa là kiểm soát ngành phim ảnh của Mỹ.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất đối với các nghị sỹ Mỹ là việc Chính phủ Trung Quốc đứng sau và đạo diễn hầu hết các thương vụ mua bán này.
Mục đích chính của phía Trung Quốc sẽ là sở hữu các công nghệ mới nhất và các thông tin kỹ thuật quan trọng để phục vụ cho các ý đồ riêng của Trung Quốc.
Hợp đồng giữa Tập đoàn Quốc gia Chem China của Trung Quốc với một trong những công ty hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực bảo vệ cây trồng và giống cây trồng là Syngenta có thể coi là điển hình.
Đây là công ty của Thụy Sỹ nhưng bộ phận phụ trách mảng công nghệ sinh học lại đặt trụ sở ở Mỹ. Theo Thượng nghị sỹ Chak Grassli, việc người Trung Quốc sở hữu Syngenta có thể đe dọa đến an ninh quốc gia Mỹ.
Việc Trung Quốc mua lại tập đoàn Zoomlion Terex chuyên thực hiện các đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) - các cơ quan được coi là tuyệt mật, cũng khiến các nghị sỹ Mỹ hết sức lo ngại.
Một loạt các nghị sỹ thuộc hai chính đảng hàng đầu nước Mỹ là Dân chủ và Cộng hòa cũng đã lên tiếng yêu cầu CFIUS kiểm tra kỹ lưỡng hợp đồng này.
Đứng trước thực trạng hiện nay, giới chức Mỹ đang theo dõi hết sức gắt gao các hợp đồng của các công ty Mỹ với nước ngoài.
Mới đây, CFIUS đã cấm Philips bán chi nhánh ở Mỹ cho Trung Quốc với trị giá hợp đồng gần 3,3 tỷ USD.
Infonet