MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc đối đầu với tình trạng "chảy máu tài sản"

13-06-2011 - 08:21 AM | Tài chính quốc tế

Phần đông người Trung Quốc có hơn 1,5 triệu USD muốn ra nước ngoài sống. Họ kiếm tiền từ đất nước nhưng chẳng muốn thực hiện trách nhiệm nào.

Có phải Trung Quốc đang đương đầu với tình trạng “chảy máu tài sản”? Có phải nhiều người Trung Quốc thông minh và giàu có nhất đang hy vọng gom vốn của mình lại và ra nước ngoài sống?

Theo nghiên cứu mới nhất về tài sản cá nhân được công bố bởi ngân hàng China Merchants Bank và công ty tư vấn Bain & Company, phần đông trong nhóm người Trung Quốc có hơn 10 triệu nhân dân tệ tương đương khoảng 1,53 triệu USD tài sản cá nhân cho rằng việc đầu tư vào bất động sản kém hấp dẫn hơn đầu tư để di cư.

Gần 60% số người được hỏi cho biết họ đang cân nhắc di cư thông qua đầu tư ra nước ngoài hoặc cho đến nay đã làm xong việc này.

Càng giàu, họ lại càng muốn ra nước ngoài. Đối với những ai đang có hơn 100 triệu nhân dân tệ; 27% đã rời Trung Quốc còn 47% còn lại đang cân nhắc ra đi.

Hiện nay tại Trung Quốc người ta đang bàn tán rất nhiều về vấn đề di cư, các số liệu thống kê cho thấy nó đã trở thành một xu thế.

Số liệu từ Caixin online, một website chuyên về tài chính, cho thấy tốc độ tăng trưởng đầu tư ra nước ngoài của các cá nhân Trung Quốc đạt 100% trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2010. Mức tăng trưởng của số lượng người Trung Quốc sử dụng đầu tư để di cư sang Mỹ trong 5 năm qua lên tới 73%.

Vậy tại sao người Trung Quốc giàu có lại muốn rời đất nước? Đơn giản, dù giàu nhưng có nhiều thứ người giàu không thể mua được tại Trung Quốc. Người giàu Trung Quốc thường nói rằng sẽ chẳng có vấn đề gì hết nếu tiền cho thể giải quyết được nó. Trong nhóm những nguyên nhân đằng sau hoạt động di cư, có cả lý do về vật chất và tinh thần.

Xét về mặt vật chất, có thể kể đến hệ thống giáo dục, phúc lợi xã hội, thuế thừa kế, chất lượng không khí, môi trường đầu tư, an ninh lương thực, khả năng du lịch…

Xét về lý do tinh thần, người giàu tại Trung Quốc thường lo lắng về an toàn cá nhân, an toàn tài sản và lo sợ về tương lai không chắc chắn.

Báo cáo từ Gallop Wellbeing Survey cho thấy phần lớn người Trung Quốc cảm thấy không vui, dù kinh tế Trung Quốc không ngừng tăng trưởng ấn tượng, tốc độ mà Mỹ và châu Âu chỉ có thể “mơ”.

Tỷ lệ người Trung Quốc trả lời rằng cuộc sống của họ đang tốt lên cũng tương đương với tỷ lệ này tại Afganistan và Yemen. Trong khi đó, nhóm người Trung Quốc khẳng định cuộc sống của họ đang khó khăn cũng tương đương như ở Haiti, Azerbaijan và Nepal. Người nghèo Trung Quốc không vui vẻ khi người giàu ra đi.

Sự thật rằng, nếu không di cư, người Trung Quốc cũng sẽ phải chịu những nguyên nhân gây mất hạnh phúc như người nghèo. Hãy nói đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Năm 2010, khi phóng viên của IHT hỏi chuyện một người phụ nữ Trung Quốc về việc tại sao cô lại rời đất nước, cô trả lời cô sợ vụ sữa Tam Lộc nhiễm melamin và bởi tâm lý không thích người giàu ngự trị tại Trung Quốc.

Câu trả lời của cô cho thấy khi khoảng cách giàu nghèo ngày một lớn, người nghèo trở nên căng thẳng hơn trước và người giàu cũng cảm thấy mệt mỏi.

Người ta đặt câu hỏi cuối cùng tâm lý ghét người giàu sẽ đi đến đâu. Người giàu cũng hiểu họ phải chịu trách nhiệm nhất định với việc phân phối tài sản không coonb bằng.

Vấn đề sẽ không có gì lớn nếu số lượng người quyết định ra đi thấp. Thế nhưng khi quyết định số ít trở thành số đông, kinh tế và xã hội sẽ chịu tác động mạnh từ việc họ ra đi.

Khi người giàu thu xếp tiền và ra đi, họ không còn mối liên quan với đất nước, họ cũng tránh các nghĩa vụ xã hội. Không thể phủ nhận sự thật rằng họ kiếm tiền từ đất nước nhưng lại chẳng muốn trả lại cái gì.

Người giàu đã quyết định đến sống ở một nước khác cần biết rằng khi làm như vậy, họ đang khiến người còn ở lại cảm thấy kém vui vẻ. Người nghèo nổi giận vì họ không thể ra đi và tâm lý ghét người giàu càng lớn hơn. Đó là điều tồi tệ nhất đối với một xã hội.

Đình Hảo - Ngọc Diệp
Theo Time

ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên