Trung Quốc: Dự trữ ngoại hối giảm tháng thứ 3 liên tiếp
“Lo lắng về tốc độ tăng trưởng kinh tế yếu trong nửa sau năm nay đã kích hoạt dòng vốn chảy ra ngoài. Đồng thời kỳ vọng của thị trường vào đồng USD cũng thúc đẩy nguồn vốn chảy ra”.
- 08-08-2015Trung Quốc muốn bá chủ về vàng vật chất
- 07-08-2015Nợ xấu của ngân hàng Trung Quốc tăng mạnh trong nửa đầu năm
- 07-08-2015Nga và Trung Quốc thiệt hại 5,4 tỷ USD vì giá vàng
Tính riêng tháng 7, dự trữ ngoại hối quốc gia của Trung Quốc giảm xuống còn 3.650 tỷ USD, tổng giảm 42,5 tỷ USD so với cùng kỳ tháng 6. Theo số liệu từ PBOC, đây là tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2015 và là tháng thứ 3 liên tiếp dự trữ ngoại tệ giảm. So với mức đỉnh hồi tháng 6/2014, khi dự trữ ngoại hối giữ ở mức cao nhất là 3.990 tỷ USD, lượng dự trữ ngoại hối tháng 7 đã giảm 343 tỷ USD. Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn duy trì lượng dự trữ ngoại hối lớn nhất trên toàn thế giới.
Ông Tăng Giang – Chuyên gia ngân hàng tại Học viện Khoa học cộng đồng Trung Quốc cho biết. “Lo lắng về tốc độ tăng trưởng kinh tế yếu trong nửa sau năm nay đã kích hoạt dòng vốn chảy ra ngoài. Đồng thời kỳ vọng của thị trường vào đồng USD cũng thúc đẩy nguồn vốn chảy ra”.
Số liệu gần đây cho biết, dự trữ ngoại hối liên tiếp giảm. Chỉ tính riêng quý II, dự trữ ngoại hối giảm 36,2 tỷ USD - đánh dấu mốc quý giảm liên tiếp thứ 4 kể từ khi mức đỉnh được thiết lập.
“Đó là một sự điều chỉnh hợp lý và cho đến nay là chấp nhận được. Điều này sẽ giúp đảo ngược sự mở rộng lâu dài của dự trữ ngoại hối, mà không có bất kỳ rủi ro", ông Tăng cho biết thêm.
Các nhà kinh tế kỳ vọng mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP yếu đi một chút trong quý III so với tốc độ tăng trưởng 7% trong quý II do đặc trưng hoạt động công nghiệp ổn định và đầu tư cơ sở hạ tầng, GDP sẽ được thúc đẩy bằng cách linh hoạt hoạt động tài chính và giảm thiểu xây dựng tài sản.
Để bổ sung tính thanh khoản của luồng vốn chảy ra, các nhà kinh tế hy vọng NHTW sẽ giảm khối lượng dự trữ bắt buộc của các tổ chức tài chính.
Chủ Hải Tân, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế cho Ngân hàng JPMorgan Chase tại Trung Quốc cho biết: “Đối với việc hoạch định chính sách, quan trọng là phải giám sát các yếu tố đằng sau thúc đẩy dòng chảy vốn, đặc biệt khi Trung Quốc đang triển khai thúc đẩy tự do hóa tài khoản vốn và để đồng NDT đóng một vai trò lớn hơn trong thị trường tài chính toàn cầu.”
Vừa qua, IMF lại nhắc lại chuyện Hội đồng quản trị sẽ quyết định đồng NDT có được nằm trong Quyền rút vốn đặc biệt - SDRs hay không vào cuối năm nay. Quyết định này sẽ thúc đẩy Trung Quốc mở cửa tài khoản vốn và một công cuộc cải cách tỷ giá đồng NDT.
Gần đây, PBOC bắt đầu có báo cáo hàng tháng về Dự trữ ngoại hối, trước đây là báo cáo hàng quý, để đáp ứng yêu cầu thông tin minh bạch theo Tiêu chuẩn phổ biến dữ liệu đặc biệt của IMF.
Theo một bài phát biểu cá nhân của PBOC hôm thứ 6 vừa qua, PBOC sẽ tiếp tục giám sát nguồn vốn chảy ra qua biên giới một cách chặt chẽ để hạn chế dòng chảy ngoại hối “bất thường”. Bên cạnh đó, hệ thống tài chính cũng sẽ được cải cách để ngăn chặn rủi ro hệ thống.
Cùng với Dự trữ ngoại hối, khối lượng vàng dự trữ của Trung Quốc cũng giảm còn 59,24 triệu USD tính đến cuối tháng 7, như vậy là giảm 3,16 triệu USD so với thời điểm cùng kỳ tháng 6.