Trung Quốc không hiểu mình là ai
Ông Edmund Phelps – người đạt giải Nobel kinh tế năm 2006 – cho rằng Trung Quốc không hiểu được những bất trắc tới từ nền kinh tế năng động của chính họ.
- 21-03-2016Rắc rối 590 tỷ USD của Trung Quốc
- 21-03-2016Trung Quốc tiếp tục hạ mạnh tỷ giá
Ông Phelps cũng tỏ ra thông cảm với những nhà hoạch định chính sách Trung Quốc khi họ phải đối phó với những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế nước này trong những năm gần đây sau khi đã “quen” với tốc độ tăng trưởng chóng mặt trong hai thập kỷ qua.
Một nền kinh tế đầy năng động với những con người đầy óc sáng tạo là không thể đoán trước được điều gì có thể xảy ra. Tại đó, không ai có thể biết được hướng đi tiếp theo và tốc độ của nền kinh tế. Đây chính là điều mà Trung Quốc đang phải đối mặt nhưng họ lại chưa ở vào tình hướng này bao giờ.
Khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc cố gắng chuyển đổi nền kinh tế từ hướng tập trung vào công nghiệp sang hướng dịch vụ, ngày càng có nhiều lo ngại về sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Các số liệu kinh tế cũng cho chúng ta thấy điều này khi tốc độ tăng trưởng GDP năm 2015 của Trung Quốc chỉ đạt 6,9% - mức thấp nhất trong vòng 25 năm qua.
Trong tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất giảm từ 7,3% trong năm 2014 xuống 6% trong năm 2015, tăng trưởng của ngành dịch vụ lại cho thấy dấu hiệu tích cực khi tăng từ 7,8% lên 8,3% trong cùng giai đoạn.
Tuy nhiên, theo Reuters, Trung Quốc có thể phải tiếp tục đối mặt với những thử thách khi sẽ có khoảng 6 triệu công nhân mất việc trong một vài năm tới để giảm tải cho các ngành công nghiệp.
Điều này sẽ khiến những nhà quan sát Trung Quốc cảm thấy bất an.
Ông Phelps cho rằng những nhà lãnh đạo Trung Quốc rất muốn tuyên bố với thế giới rằng họ kiểm soát được tình hình nhưng điều đó dường như là không thể. Tuy nhiên, ông Phelps cũng cho biết những cuộc cải cách của Trung Quốc thường đều đi đúng hướng.
Người đồng hành