Trung Quốc vỡ mộng ở Ngân hàng Thế giới
Gần 3 năm qua, bộ máy quản lý cấp cao của Ngân hàng Thế giới (WB) có sự xuất hiện của một nhân vật từ Trung Quốc - ông Kim Dũng Thái, giữ vị trí Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của Công ty Tài chính Quốc tế (IFC).
- 11-11-2015Đầu tư vào Trung Quốc, người giàu nhất Thái Lan chịu thiệt
- 09-11-2015So găng Ấn Độ và Trung Quốc
- 07-11-2015WEF: Ấn Độ ở vị thế thuận lợi hơn Trung Quốc về tăng trưởng
- 07-11-2015Các tập đoàn đa quốc gia loay hoay tìm cách thích nghi ở Trung Quốc
- 06-06-2015Trung Quốc nắm 30% cổ phần “đối thủ” của WB, IMF, ADB
IFC là cánh tay đắc lực trong lĩnh vực đầu tư tư nhân của WB.
Nhà kinh tế học họ Kim từng được đào tạo ở Mỹ này giữ vai trò cầu nối quan trọng với giới lãnh đạo Bắc Kinh và là tiếng nói của nền kinh tế số hai thế giới tại WB. Tuy nhiên, Bắc Kinh có nguy cơ mất tiếng nói “nặng ký” này vào cuối năm nay khi ông Kim rời vị trí dù nhiệm kỳ còn tới 1 năm nữa. Reuters ngày 11-11 đưa tin ngồi vào ghế của ông Kim sẽ là vị chuyên gia dày dạn kinh nghiệm người Pháp Philippe Le Houerou.
WB nói sự điều chỉnh này không có gì bất thường song theo báo Financial Times, lý do chính trị cho sự ra đi của ông Kim rất phức tạp. Động thái này diễn ra giữa lúc nổi lên “sóng ngầm” nội bộ đối với việc ông quá gần gũi với Bắc Kinh và dồn nhiều dự án cho các công ty Trung Quốc, không ít trong số đó đã gây tranh cãi nảy lửa.
Trong bối cảnh Bắc Kinh lâu nay cho rằng mình chưa được đối xử xứng tầm trong WB, cựu giám đốc WB khu vực Trung Quốc Hoàng Dục Xuyên nhận định: “Đối với giới lãnh đạo Trung Quốc, chuyện ông Kim ra đi rất đáng lo ngại. Họ luôn nghĩ rằng họ phải có người ở những vị trí cao nhất ở WB”.
Người Lao động