MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao TPP khiến Hollywood và các công ty dược vui mừng?

13-11-2015 - 16:50 PM | Tài chính quốc tế

TPP đem lại rất nhiều lợi thế cho các tập đoàn dược phẩm lớn của nước Mỹ...

Năm 1998, Quốc hội Mỹ quyết định tăng thêm 20 năm đối với thời hạn bảo hộ bản quyền. Thay vì bảo hộ suốt cuộc đời tác giả cộng với 50 năm sau khi tác giả qua đời, con số tăng lên 70 năm. Một số nhà kinh tế học mà tiêu biểu là người từng đạt giải Nobel Milton Friedman tỏ ra hoài nghi về chính sách mới, cho rằng thời gian quá dài như vậy cũng sẽ không có nhiều tác dụng trong việc khuyến khích khả năng sáng tạo.

Tuy vậy, thông qua Hiệp định tự do thương mại châu Á Thái Bình Dương (TPP), giờ đây Mỹ đang cố gắng buộc các nước khác từ New Zealand đến Việt Nam phải áp dụng chính sách tương tự.

Câu chuyện không chỉ dừng lại ở quyền sở hữu trí tuệ. Mỹ cũng bảo hộ bản quyền đối với các sản phẩm công nghệ, nghiêm cấm việc sao chép các sản phẩm âm nhạc và phim ảnh. Rộng hơn nữa, TPP còn hạn chế cả hành động bẻ khóa điện thoại di động hay độ xe.

Mức độ bảo hộ lên cao nhất ở ngành dược, nơi các tổ chức ngành đang tìm kiếm những quy định mới hạn chế sự cạnh tranh đến từ các nhà sản xuất thuốc gốc. Các sản phẩm sinh dược được bảo hộ chặt chẽ.

Giá cao hơn sẽ tốt hơn cho tất cả mọi người

Những tiếng nói phản đối cho rằng điều này sẽ dẫn đến giá thuốc cao hơn, khiến hàng triệu bệnh nhân nghèo không thể tiếp cận với những loại thuốc sẽ cứu sống họ. Tuy nhiên, những người ủng hộ dự đoán rằng các công ty dược sẽ dùng lợi nhuận đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển, tạo ra những loại thuốc mới có lợi cho tất cả mọi người trong tương lai.

Hiếm có phần nào trong TPP gây ra nhiều tranh cãi hơn chương về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, cả hai bên phản đối và ủng hộ đồng ý với nhau về một vấn đề: thỏa thuận này có nghĩa là người tiêu dùng sẽ trả nhiều tiền hơn cho các loại thuốc, các bộ phim và những sản phẩm khác mà Mỹ có lợi thế, cuối cùng đem lại lợi nhuận cho các công ty Mỹ.

Điều gây tranh cãi là quan điểm đó là điều tốt hay xấu. Lý do để ủng hộ rất đơn giản: giá thuốc cao hơn nghĩa là có nhiều cải tiến hơn, cải tiến đồng nghĩa với những bước đột phá. Tuy nhiên, TPP sẽ ngăn cản các loại thuốc gốc tiến vào thị trường nước ngoài. Ít cạnh tranh hơn, giá sẽ tăng lên và những tập đoàn dược phẩm của Mỹ lãi lớn. Nếu những nhóm y tế cộng đồng nghĩ nghĩ rằng đó là một hệ lụy xấu, những người ủng hộ TPP chỉ trích họ không nhìn xa trông rộng.

Trong ngành dược, hàng nghìn thử nghiệm thất bại mới cho ra 1 kết quả thành công. Lợi nhuận kiếm được từ một loại thuốc đột phá đủ để bù đắp những chi phí trước đó.

Theo Lee Branstetter, chuyên gia kinh tế đến từ Viện nghiên cứu Peterson, người tiêu dùng Mỹ đang phải gánh trên vai gánh nặng y tế quá lớn. Điều này cũng đúng với một số công việc đòi hỏi sáng tạo khác. Phim ảnh và âm nhạc của Mỹ bị sao chép lậu tràn lan ở nước ngoài, khiến lợi nhuận bị thất thoát và do đó các công ty không muốn đầu tư vào các bộ phim bom tấn hay các bài hát hay.

Bảo hộ nhiều hơn có thực sự thúc đẩy sáng tạo?

Lập luận của Branstetter chủ yếu dựa trên giả định rằng lợi nhuận ngày nay sẽ thúc đẩy sáng tạo trong tương lai. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào khẳng định rằng các công ty dược đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu nếu lợi nhuận tăng. Có một điều rõ ràng hơn: tiền được đầu tư vào các chiến dịch marketing hay tăng lợi tức cho cổ đông.

Chúng ta cũng không thể đo lường chính xác tác động đến số thuốc cứu sống hàng triệu người hay chất lượng của các bộ phim bom tấn ở Hollywood. Hơn nữa, 50 năm hay 70 năm nữa là quá xa xôi để nhìn thấy những tác động lên tình hình tài chính của một công ty.

Có một lý do lớn hơn nữa để phản đối điều khoản bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong TPP: các nước đang phát triển là nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất. Việt Nam và Malaysia có nền kinh tế nhỏ hơn khá nhiều so với các nước còn lại, và hiện cơ chế bảo hộ đối với các công ty dược còn rất yếu. Dù được bảo hộ mạnh hơn, lợi nhuận của các công ty cũng không thể tăng mạnh.

Thu Hương

The Vox

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên