Warren Buffett nghĩ như thế nào về bong bóng?
Trong một cuộc phỏng vấn với Ủy ban xử lý khủng hoảng tài chính (FCIC) được thực hiện từ năm 2010, tỷ phú Warren Buffett đã trả lời một vài câu hỏi về nguyên nhân gây ra khủng hoảng nhà đất và khủng hoảng tín dụng.
- 28-03-2016Giới phân tích lo sợ bong bóng tín dụng của Trung Quốc sắp nổ
- 30-12-2015Thế giới sắp chứng kiến bong bóng bất động sản lớn nhất từ trước đến nay?
- 23-12-2015Người đoán trúng bong bóng chứng khoán Trung Quốc lại cảnh báo về khủng hoảng
Điều đặc biệt là trong buổi phỏng vấn này, Warren Buffett cũng đưa ra một cách giải thích rất đơn giản dễ hiểu cho câu hỏi các bong bóng tài sản được hình thành như thế nào.
Mới đây FCIC công bố tài liệu về cuộc phỏng vấn này và dưới đây là một số đoạn đáng chú ý.
“Cách đây 50 năm, người thầy cũ của tôi là Ben Graham đã quan sát và đưa ra một nhận định vẫn in sâu trong tâm trí tôi từ đó đến nay. Ngay tại thời điểm này tôi đang nhìn thấy những dấu hiệu của bong bóng trong nền kinh tế của chúng ta.
Ông ấy nói rằng “Bong bóng là khi nếu phán đoán đúng, bạn sẽ gặp nhiều rắc rối hơn là phán đoán sai". Triết lý cho rằng các cổ phiếu thường là tài sản tốt hơn trái phiếu chính là nền tảng tạo ra bong bóng cổ phiếu năm 1929. Mọi người nghĩ rằng cổ phiếu là tài sản đầu tư tuyệt vời và quên đi mất diều đúng đắn là cổ phiếu quá rủi ro. Từ đó bong bóng có cơ hội hình thành.
Giờ đây, chúng ta đang nhìn thấy điều tương tự trên thị trường nhà đất. Nhiều người cho rằng giá trị ngôi nhà của bạn tăng lên theo thời gian vì đồng USD ngày càng giảm giá trị. Vì gần 70% người mua nhà muốn sở hữu một căn nhà là do họ có thể đi vay tiền để mua và họ luôn ước mơ về nó, nếu bạn thực sự tin rằng giá nhà sẽ tăng lên trong tương lai, bạn sẽ muốn mua càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, rõ ràng là giá nhà luôn tăng lên theo thời gian không phải là chân lý. Người ta quên mất rằng giống như mọi tài sản khác, giá nhà cũng lúc lên lúc xuống.
Bong bóng Internet cũng được hình thành theo quy luật tương tự. Đúng là Internet đã tạo ra rất nhiều thay đổi trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi công ty đều có giá trị vốn hóa vượt 50 tỷ USD và trường tồn theo thời gian.
Nhiều khi người ta mải mê chạy theo giá, mối bận tâm về giá cả lớn hơn cả những suy đoán hợp lý. Và, vì nhà cửa là tài sản có giá trị lớn nhất, dễ hiểu nhất đối với công chúng (những người không làm trong ngành tài chính khó có thể hiểu tường tận về cổ phiếu hay bong bóng hoa tulip), bong bóng nhà đất là loại dễ hình thành nhất và sức tàn phá khủng khiếp".