MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Xem Trung Quốc "giăng lưới" bắt hổ Chu Vĩnh Khang

05-08-2014 - 19:18 PM | Tài chính quốc tế

Tổng cộng có 65 nhân vật được Bloomberg tổng hợp dựa trên tin tức từ truyền thông Trung Quốc, bao gồm Tân Hoa Xã, tạp chí Tài Tân và tờ Tin Tức Bắc Kinh.

Chu Vĩnh Khang đã trở thành nhân vật cấp cao nhất sa lưới trong chiến dịch chống tham nhũng mà chính phủ Trung Quốc đang thực hiện. Hình vẽ dưới đây thể hiện mạng lưới quan hệ mà Chu Vĩnh Khang đã lập ra trong suốt sự nghiệp của mình, từ khi bắt đầu trong ngành dầu khí đến khi trở thành Bí thư Tứ Xuyên và sau đó là leo lên vị trí đứng đầu ngành an ninh Trung Quốc. Tổng cộng có 65 nhân vật được Bloomberg tổng hợp dựa trên tin tức từ truyền thông Trung Quốc, bao gồm Tân Hoa Xã, tạp chí Tài Tân và tờ Tin Tức Bắc Kinh.


Những nhân vật ở vòng đầu là những người thân cận nhất với Chu Vĩnh Khang (người thân, người từng làm việc dưới trướng Chu Vĩnh Khang và những đồng minh thân cận trên chiến trường). Ở vòng thứ hai là bộ phận “móc ngoặc” với những người trong vòng 1 còn ở vòng 3 là những người liên kết với vòng 2. 

Khởi đầu chiến dịch là Bạc Hy Lai – nhân vật khiến chính trường Trung Quốc rúng động. Bạc Hy Lai là cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh và đã phải chịu án chung thân vì tham nhũng hồi tháng 9/2013.


Xuất hiện ở vòng 1 có 6 nhân vật từng là thư ký của Chu Vĩnh Khang. Ký Văn Lâm là Phó Tỉnh trưởng Hải Nam, Yu Gang là cựu phó Giám đốc Văn phòng Ủy ban Chính trị và Luật Trung ương (CPLC) và Tân Hồng là cựu sĩ quan cấp cao thuộc Bộ Công an Trung Quốc.

Ngoài ra, 2 nhân vật khác từng là thư ký của Chu nhưng cũng hoạt động trong ngành dầu khí, bao gồm Shen Dingcheng (bí thư kiêm phó chủ tịch Tập đoàn PetroChina International) và Li Hualin (Phó tổng giám đốc CNPC). Nhân vật còn lại Quách Vĩnh Tường đã leo lên vị trí Phó tỉnh trưởng Tứ Xuyên.

Có 4 lãnh đạo cao cấp của ngành dầu khí Trung Quốc liên quan trực tiếp đến Chu Vĩnh Khang. Đó là Tưởng Khiết Mẫn (người đã từng giữ chức Chủ tịch CNPC và cũng từng đứng đầu Ủy ban Quản lý và giám sát tài sản nhà nước (SASAC), bị khởi tố ngày 14/7/2014), Vương Vĩnh Xuân (Phó Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), bị khởi tố ngày 14/7/2014), Shen Dingcheng (bí thư kiêm phó chủ tịch Tập đoàn PetroChina International, bị bắt giữ từ tháng 1/2014) và Li Hualin (Phó tổng giám đốc CNPC, bị bắt ngày 27/8/2013).


Bộ phận cuối cùng trong vòng 1 là một loạt người thân của Chu Vĩnh Khang, bao gồm vợ chồng con trai Chu Bân và gia đình thông gia đứng sau tập đoàn công nghệ và năng lượng Zhongxu Yangguang; chị dâu Jia Xiaoxia từng là tổng giám đốc của chi nhánh ở Canada của PetroChina; vợ Giả Hiểu Hiệp từng là phóng viên kênh tài chính của CCTV; vợ chồng em trai Chu Nguyên Thanh (từng làm quan chức phụ trách đất đai ở Giang Tô, bị bắt hồi tháng 3 và có vợ Chu Linh Anh là một doanh nhân có tiếng trong ngành khí đốt kiêm nhà đầu tư chủ chốt của đại lý phân phối xe hơi Audi). 


Ở vòng thứ hai là bộ phận “móc ngoặc” với những người trong vòng 1. Nhân vật đáng chú ý nhất là Từ Tài Hậu (nguyên phó Chủ tịch Quân ủy trung ương, bị khai trừ khỏi đảng ngày 30/6) hay tỷ phú Lưu Hán (ông trùm khai thác mỏ, cựu Chủ tịch của tập đoàn Hanlong, lãnh án tử hình từ tháng 5. Còn lại là những người có quan hệ làm ăn với Chu Bân, một loạt quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp ở Tứ Xuyên (đặc biệt là ở Thành Đô) cùng một số nhân vật trong ngành dầu khí.

Đa số các nhân vật trong vòng 3 là các lãnh đạo và phóng viên tại kênh tài chính của đài CCTV cùng một số lãnh đạo doanh nghiệp ở Sơn Tây.

Thu Hương

huongnt

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên