MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tái lập Cầu Mã Đà – Động lực phát triển kinh tế tỉnh Bình Phước

19-11-2020 - 08:00 AM | Bất động sản

Theo như quy hoạch của tỉnh Bình Phước, tái lập cầu Mã Đà được xem là dự án chiến lược trong sự phát triển kinh tế của tỉnh, bởi đây là cây cầu duy nhất nối liền 2 tỉnh Bình Phước và Đồng Nai, thông qua đường DT 753 thuộc Bình Phước và DT 761 của Đồng Nai.

Tái lập cầu Mã Đà – bước đệm quan trọng của kinh tế Bình Phước

Vào sáng 11/6/2020 vừa qua, đoàn công tác của Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS) HĐND tỉnh Bình Phước do ông Phạm Công, Phó chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban KT-NS làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở Giao thông vận tải (GTVT), lãnh đạo Sở GTVT đã phân tích rõ những tuyến đường liên tỉnh, liên huyện cần điều chỉnh chiều dài, quy mô; bổ sung một số tuyến kết nối vùng, khu kinh tế, khu - cụm công nghiệp và nhu cầu vốn dự kiến chi từng giai đoạn đặc biệt là kế hoạch triển khai đầu tư xây dựng cầu Mã Đà, huyện Đồng Phú.

Theo đó, tái lập cầu Mã Đà là một dự án cấp thiết và là một bước đệm quan trọng để phát triển dân sinh cho cả 2 bên bờ Bình Phước và Đồng Nai, đặc biệt là sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Phước.

Xét về yếu tố kinh tế vĩ mô, cầu Mã Đà là con đường ngắn nhất kết nối tỉnh Bình Phước và Đồng Nai, đây là tuyến đường gần nhất để Bình Phước tiếp cận quốc lộ 20, đặc biệt quốc lộ 1A – con đường xương sống, huyết mạch nối liền kinh tế 2 miền Nam Bắc.

Theo đó, khi được đưa vào sử dụng, thì khoảng cách đi lại từ Đồng Xoài – trung tâm thành phố tỉnh Bình Phước, đến ngã ba Dầu Giây – nút thắt giao thông TP. HCM, Đà Lạt, Đồng Nai; Cao tốc Long Thành – Dầu Giây rút ngắn chỉ còn hơn 50km, trong khi lộ trình hiện tại bắt buộc phải đi vòng qua tỉnh Bình Dương (đi từ ĐT741 - ĐT746 (hoặc ĐT747) Tân Uyên - quốc lộ 1 Dầu Giây) đường nhỏ, quanh co và có khoảng cách gần 120 km.

Tái lập Cầu Mã Đà – Động lực phát triển kinh tế tỉnh Bình Phước - Ảnh 1.

Nút giao thông cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây

Bên cạnh đó, khi có cầu Mã Đà, tuyến đường từ Cảng Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) theo quốc lộ 50, tỉnh lộ 767, 761, 753, quốc lộ 14 đi Tây Nguyên, rẽ sang quốc lộ 13 qua Campuchia ra vịnh Thái Lan; Trung chuyển hàng hóa của khu vực Nam Trung bộ, Đông Nam bộ, Tây Nguyên, phục vụ việc hội nhập, giao thương kinh tế quốc tế. Khi đó, tỉnh Bình Phước sẽ thuận lợi hơn trong xuất - nhập khẩu hàng hóa.

Cầu Mã Đà – động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế tại khu vực

Xét về mặt vi mô, kinh tế khu vực tại địa phương, khi cầu Mã Đà được xây dựng, nó sẽ tạo nên diện mạo hoàn toàn mới cho huyện Đồng Phú, đặc biệt là khu vực xung quanh trục DT753.

Với việc xây dựng cầu Mã Đà, nó sẽ mở ra cơ hội cho sự phát triển kinh tế, dịch vụ tại đây, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, động lực chính tạo nên sự phát triển, mở rộng của các cụm công nghiệp xung quanh, tạo nên tiền đề nâng cao mức sống, thu nhập cho hàng ngàn người dân tại địa phương. Đặc biệt hơn nữa, khi DT753 còn đang được UBND tỉnh Bình Phước quy hoạch trở thành trục xương sống của khu đô thị thương mại & dịch vụ khu Đông TP. Đồng Xoài.

Tái lập Cầu Mã Đà – Động lực phát triển kinh tế tỉnh Bình Phước - Ảnh 2.

Đường DT 753 – đường Lê Quý Đôn nối dài

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Bình Phước đã hoàn tất giai đoạn đầu của dự án với việc xây dựng hệ thống đường kết nối với quy mô 29km đường, bắt đầu từ ngã ba Cây Điệp (thị xã Đồng Xoài) đến sông Mã Đà (DT753) với tổng mức đầu tư ngân sách gần 174 tỷ đồng. Hạng mục xây dựng cầu Mã Đà được quy hoạch rộng lên đến 11m, dài hơn 90m bằng bê tông cốt thép kiên cố, kinh phí khoảng 10 tỷ đồng. 

Nói thêm về sự phát triển địa phương này, chúng ta có thể thấy rõ nhất qua tốc độ phát triển của BDS tại khu vực – một loại hình sản phẩm luôn nhạy cảm với mọi sự phát triển kinh tế - hạ tầng. Kể từ khi thông tin tái lập cầu Mã Đà được mang ra thảo luận cho đến nay, giá trị BĐS nơi đây đã có tăng một cách vượt bậc. Chẳng hạn như khu vực DT753 thuộc xã Tân Phước, huyện Đồng Phú đã tăng từ 150.000/ m2 ở 2015 thì đến 2020 đã được định giá 900.000 đồng/m2. Tăng gấp 6 lần chỉ trong năm năm theo như quyết định số 16/2020/NQ – HĐND được công bố ngày 13/07/2020 của UBND tỉnh Bình Phước.

Qua đó có thể nói, việc tái lập cầu Mã Đà là một trong những dự án nổi bật và quan trọng bậc nhất của tỉnh Bình Phước trong thời gian tới, vì những lợi ích kinh tế mang tính chiến lược dài hạn, hạ tầng giao thông đồng bộ mà nó mang đến cho Bình Phước cũng như Đồng Nai ngay khi được đưa vào vận hành.

Tham khảo thông tin về thị trường Bất Động Sản Bình Phước tại:

Website: dxmiendong.com

Hotline: 0965 355 355

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên